Thuốc

9 nhóm thuốc kháng sinh phổ biến với công dụng của chúng

Kháng sinh tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển, sinh sản của vi khuẩn gây bệnh. Mỗi kháng sinh có phổ kháng khuẩn khác nhau, dưới đây là 9 nhóm thuốc kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay để bạn tham khảo.

Nội dung tóm tắt

1. Kháng sinh nhóm Penicillin

Penicillin là một kháng sinh quan trọng nhất trong 9 nhóm thuốc kháng sinh hiện nay. Bởi thuốc này được chỉ định dùng đến 60% bệnh lâm sàng hiện nay, không thể thiếu tại các cơ sở y tế, bệnh viện.

9 nhóm thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh Penicillin rất phổ biến

1.1. Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Beta – lactam

Các loại kháng sinh phổ biến trong nhóm Beta – lactam như sau:

1.1.1. Phân nhóm Penicillin:

  • Penicillin V potassium.
  • Piperacilin.
  • Amoxcillin/ clavulanate.

1.1.2. Phân nhóm Cephalosporin

  • Kháng sinh hế hệ 1: Cephalexin, Cefazolin.
  • Thế hệ 2: Cefuroxim, Cefaclor.
  • Thế hệ 3: Ceftriaxone, Cefixime.
  • Thế hệ 4: Cefepime, Cefpirom.
  • Thế hệ 5: Ceftaroline, Ceftolozane.

1.1.3. Phân nhóm Carbapenem

  • Imipenem/ Cilastatin.
  • Meropenem.

1.1.4. Phân nhóm Monobactam

  • Aztreonam.

1.2. Tác dụng của kháng sinh Penicillin

Kháng sinh Penicillin có tác dụng điều trị viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm màng não, áp xe, lậu, giang mai, uốn ván.

>>> Bạn có biết: Thuốc A Qùy là gì? Hướng dẫn làm mồi câu cá từ A Qùy

2. Kháng sinh nhóm Aminosid

Aminosid là kháng sinh trong 9 nhóm thuốc kháng sinh quan trọng, gồm có kháng sinh tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy vi sinh và kháng sinh bán tổng hợp.

2.1. Nhóm kháng sinh Aminosid gồm loại nào?

Kháng sinh trong nhóm Aminosid:

  • Kanamycin.
  • Gentamicin.
  • Streptomycin.
  • Tobramycin.
  • Neomycin.

2.2. Tác dụng của kháng sinh Aminosid

  • Kháng sinh Gentamycin dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai và viêm nội tâm mạc.
  • Streptomycin được dùng để điều trị nhiễm khuẩn huyết, trực khuẩn lao, viêm màng trong tim.
  • Neomycin có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn da niêm mạc trong bỏng và vết thương loét.

3. Kháng sinh nhóm Macrolid

Nhóm thuốc kháng sinh được phân loại dựa vào cấu trúc hóa học và là sản phẩm tự nhiên hoặc bán tổng hợp.

3.1. Các kháng sinh nhóm Macrolid

  • Erythromycin, Roxithromycin, Clarithromycin.
  • Azithromycin.
  • Spiramycin.

3.2. Tác dụng của kháng sinh Macrolid

Thuốc Macrolid có công dụng điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục, nhiễm khuẩn toàn thân, đường hô hấp, răng hàm mặt, viêm màng não, viêm màng trong tim, viêm khớp.

4. Kháng sinh nhóm Lincosamid

Trong số 9 nhóm thuốc kháng sinh phổ biến hiện nay thì Lincosamid sẽ gồm có 2 loại thuốc kháng sinh.

4.1. Các kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid

  • Kháng sinh tự nhiên Lincomycin.
  • Kháng sinh bán tổng hợp từ Lincomycin là Clindamycin.

4.2. Tác dụng của thuốc Lincosamid

Lincosamid có công dụng diệt khuẩn trong các trường hợp: Điều trị viêm xương chậu, viêm xương cốt, viêm phổi, viêm khung chậu, viêm xoang, viêm phúc mạc và nhiễm khuẩn huyết.

5. Kháng sinh nhóm Phenicol

Tương tự như nhóm thuốc kháng sinh Lincosamid, Phenicol hiện nay gồm hai loại kháng sinh.

5.1. Hai kháng sinh nhóm Phenicol:

  • Kháng sinh tự nhiên Cloramphenicol.
  • Kháng sinh tổng hợp Thiamphenicol.

5.2. Tác dụng của nhóm kháng sinh Phenicol

Với tác dụng kiềm khuẩn, kháng sinh Phenicol được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn mắt, bệnh thương hàn và viêm màng não do trực khuẩn gram âm.

6. Kháng sinh nhóm Cyclin

Kháng sinh nhóm Cyclin hiện nay được chia thành 3 loại chính.

6.1. Các kháng sinh nhóm Cyclin

  • Tetracyclin.
  • Doxycyclin.
  • Minocyclin.

6.2. Tác dụng

Cyclin là nhóm kháng sinh phổ rộng, được chỉ định điều trị viêm phế quản, bệnh tả, viêm tuyến tiền liệt mãn tính hoặc bệnh do virus.

7. Kháng sinh nhóm Peptid

Kháng sinh nhóm Peptid có cấu trúc hóa học là các peptid. Nhóm này được phân chia thành các nhóm kháng sinh Glycopeptid, Polypeptid và Lipopeptid.

7.1. Các kháng sinh nhóm Peptid

  • Kháng sinh nhóm Glycopeptid gồm: Vancomycin và Teicoplanin
  • Kháng sinh nhóm Polypeptid có: Polymyxin và Colistin
  • Kháng sinh nhóm Lipopeptid gồm Daptomycin

7.2. Tác dụng của kháng sinh Cyclin

  • Kháng sinh Vancomycin có tác dụng điều trị nhiễm trùng, viêm đại tràng giả mạc và nhiễm trùng huyết.
  • Còn thuốc Daptomycin dùng để điều trị nhiễm trùng da mô mềm, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc với một số nhiễm trùng nghiêm trọng khác.

>>> Bạn có biết: Thông tin liều dùng và cách dùng thuốc ông già chống gậy

8. Kháng sinh nhóm Quinolon

Thuốc kháng sinh Quinolon trong 9 nhóm thuốc kháng sinh được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, và tổng hợp hóa học.

9 nhóm thuốc kháng sinh
Kháng sinh Quinolones điều trị nhiễm khuẩn

8.1. Các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon

Tùy vào phổ kháng khuẩn, các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon hiện nay đều được phân loại bao gồm:

  • Thế hệ 1: Acid nalidixic và Cinoxacin.
  • Thế hệ 2: Lomefloxacin, Ofloxacin, Enoxacin và Ciprofloxacin.
  • Thế hệ 3: Moxifloxacin, Levofloxacin, Sparfloxacin và Gatifloxacin.
  • Thế hệ 4: Trovafloxacin.

8.2. Tác dụng của kháng sinh Quinolon

Kháng sinh Quinolon có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa, sinh dục, xương khớp, nhiễm khuẩn toàn thân, viêm màng trong tim và viêm màng não.

9. Kháng sinh nhóm 5 – nitroimidazole

Thuốc 5 – nitroimidazole thuộc 9 nhóm thuốc kháng sinh được tổng hợp hoàn toàn.

9.1. 5 loại kháng sinh trong nhóm 5 – nitroimidazole

  • Metronidazole.
  • Tinidazole.
  • Ornidazole.
  • Secnidazole.

9.2. Tác dụng của thuốc 5 – nitroimidazole

Kháng sinh nhóm 5 – nitroimidazole hàng đầu dùng trong việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn do kỵ khí gây ra ở đường tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp hoặc màng não.

10. Lưu ý khi dùng 9 nhóm thuốc kháng sinh trên

Thuốc kháng sinh dùng hiệu quả thì bạn phải lưu ý những điều dưới đây:

  • Chỉ dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ với trường hợp bị nhiễm khuẩn.
  • Mối bệnh dùng đúng loại kháng sinh, đúng liều dùng, đường dùng và thời gian (thông thường không dưới 5 ngày).
  • Nêu tiền sử bệnh và thể trạng của người bệnh với bác sĩ kê đơn, nhất là phụ nữ mang thai, người cao tuổi và bệnh nhân suy gan, suy thận.
  • Chỉ phối hợp kháng sinh trường hợp cần thiết.
  • Tránh dùng kháng sinh điều trị bệnh do virus như cảm lạnh, cúm.

Trên đây là 9 nhóm thuốc kháng sinh được dùng phổ biến tại bệnh viện, cơ sở y tế hiện nay. Người bệnh chú ý về cách dùng, liều dùng an toàn để tránh tác dụng phụ mong muốn. Tuân thủ chỉ định bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Rate this post