Trong những năm gần đây, ngành Y học nói chung cũng như Điều dưỡng nói riêng ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm lớn từ nhiều người. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ nét về lịch sử, ngày Điều dưỡng Việt Nam cũng như ngày Điều dưỡng thế giới.
Nội dung tóm tắt
1. Ngày Điều dưỡng Việt Nam là ngày nào?
Không giống như các nước phương Tây, ngành Điều dưỡng ở Việt Nam chưa xuất hiện thời xa xưa. Thời phong kiến, Việt Nam chỉ có các thầy lang tự bốc thuốc, kê đơn để chữa trị cho người bệnh. Từ khi Pháp đổ bộ vào Việt Nam thì những bệnh viện mới được manh nha xây dựng. Kể từ đây, các Bác sĩ Việt Nam mới được Pháp đào tạo.
Chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp nổ ra, số người bị thương ngày càng nhiều khiến các Bác sĩ không thể lo nổi. Chính vì vậy, họ cần đội ngũ Y tá nhằm nhiệm vụ hỗ trợ, biết sử dụng các trang thiết bị Y tế. Từ đó, những lớp đào tạo sơ khai ngành Điều dưỡng bắt đầu được hình thành.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, ngành Điều dưỡng Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, chưa được chú ý. Phải tới khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, vai trò của các Điều dưỡng viên Việt Nam mới thực sự trở nên quan trọng. Trước mắt họ là những nhiệm vụ cấp bách mang tính dân tộc, tổ quốc. Nhiệm vụ của các Điều dưỡng viên lúc đó là chăm sóc, chữa trị cho bộ đội Việt Nam.
Ngày Điều dưỡng Việt Nam là ngày nào? Lịch sử Điều dưỡng Việt Nam
Kể từ cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 cho đến cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc trước Đế quốc Mỹ, Đảng và nhà nước ta mới thực sự quan tâm hơn về ngành Điều dưỡng. Sau khi đất nước được thống nhất vào năm 1975, ngành Điều dưỡng càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Vậy, Ngày Điều dưỡng Việt Nam ra đời khi nào?
Hội Điều dưỡng Hà Nội và Quảng Ninh ra đời năm 1989, thúc đẩy sự ra đời hội Điều dưỡng ở các tỉnh khác cũng như đặt yêu cầu về một hội Điều dưỡng có quy mô toàn quốc. Ngày 26 tháng 10 năm 1990, Chính phủ thông qua quyết định thành lập Hội Điều dưỡng – Y tá Việt Nam. Kể từ đó, ngày 26 tháng 10 hàng năm được coi là ngày Điều dưỡng Việt Nam.
Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam đầu tiên là bà Vi Thị Nguyệt Hồ. Bà Nguyệt Hồ chính là vợ của viện sĩ, giáo sư, bác sĩ nổi tiếng Tôn Thất Tùng. Xuyên suốt 22 năm giữ chức trên cương vị của mình, bà là niềm tự hào của ngành Điều dưỡng Việt Nam, là tấm gương sáng trong sự tận tụy, nhiệt huyết và say mê với nghề. Bà chính là người đi đầu và phát triển trong hệ thống Điều dưỡng Việt Nam, từng nhận rất nhiều Huân chương kháng chiến, giải thưởng cống hiện trọn đời, thầy thuốc ưu tú,…
Ở thời điểm hiện tại, chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam là ông Phạm Đức Mục, nhiệm kỳ 2017 – 2020. Mục đích chính của Hội đó chính là đào tạo đội ngũ Điều dưỡng viên chuyên nghiệp, có tiếng nói và năng lực đại diện cho ngành Điều dưỡng Việt Nam. Hội điều dưỡng Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp, không ngừng hoàn thiện để phát triển, cứu giúp các bệnh nhân. Thế đấy, ngày Điều dưỡng Việt Nam ra đời như thế đấy.
2. Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới
Ngày Điều dưỡng Việt Nam là ngày 26/10. Vậy ngày Điều dưỡng thế giới là ngày nào? Tại thời kỳ Trung Cổ ở châu Âu, những nhà thờ và các tu viện bắt đầu “mọc như nấm”. Đây được xem là những nơi để người dân tới khám chữa bệnh. Những bà sơ, các con chiên dần trở thành những người Điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân.
Tới thời kỳ chiến tranh tại châu Âu nổ ra, các tôn giáo bị đàn áp và mất dần vị thế trong xã hội. Các tu viện, nhà thờ bị cấm hoạt động và các Điều dưỡng dần bị mất việc làm, không còn chỗ đứng trong xã hội. Không còn Điều dưỡng, các binh lính không có người chăm sóc nên tỷ lệ thương vong ngày càng cao hơn.
Ngày Điều dưỡng Việt Nam là ngày nào?
Chính vì điều này nên các phụ nữ bị bắt và đứng trước 2 lựa chọn. Một là trở thành Điều dưỡng để chăm sóc binh linh, hai là ngồi tù suốt đời. Và từ đó, hầu hết các phụ nữ tại châu Âu trở thành Điều dưỡng, có trách nhiệm điều trị và chăm sóc các binh lính bị thương.
Người khai sinh là ngành Điều dưỡng trên thế giới chính là Florence Nightingale (1820-1910. Bà là một phụ nữ thuộc tầng lớp quyền quý, quý tộc tại Anh nhưng vì chán với cuộc sống nhung lụa, bà đã quyết định trở thành một Điều dưỡng viên, luôn xung phong ra chiến trận để chăm sóc các binh lính bị thương.
Sau khi rời khỏi chiến trường vào năm 18060, bà về Anh và xây dựng học thuyết Y tế khoa học về khả năng điều trị nhiễm trùng cho binh lính. Với sự trợ giúp của chính phủ Anh và những đóng góp của Florence Nightingale, số lượng binh lính người Anh chết do bị nhiễm trùng được giảm thiểu đáng kể.
Cũng năm đó, bà quyết định thành lập trường Đại học đầu tiên đào tạo ngành Điều dưỡng. Mô hình của bà sau đó được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Để ghi nhớ công ơn to lớn của bà Florence Nightingale, Hội điều dưỡng thế giới quyết định chọn ngày sinh của bà, ngày 12/5 làm ngày Điều dưỡng thế giới.
Trên đây là bài viết khái quát về Ngày Điều dưỡng Việt Nam, ngày Điều dưỡng thế giới cũng cũng như lịch sử hình thành và phát triển của Hội Điều dưỡng Việt Nam. Lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam là quá trình đúc kết, kết tinh dân tộc Việt Nam xuyên suốt chiều dài lịch sử, góp công lớn vào sự phát triển của ngành Y học nước nhà. Đối với những người đam mê ngành Điều dưỡng, các bạn có thể chọn trường Cao đẳng Y Dược HN làm “bến đỗ lý tưởng” của mình.