Thuốc

Hướng dẫn cách bổ sung thuốc 3B an toàn và hiệu quả

thuốc 3B

Thuốc 3B có tác dụng gì là vấn đề được nhiều người quan tâm khi muốn bổ sung vitamin B. Hãy tìm hiểu về công dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc 3B trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Thuốc 3B có tác dụng gì?

Vitamin 3B là sự kết hợp của 3 loại vitamin nhóm B gồm vitamin B1, B6, B12. Tác dụng chủ yếu của thuốc 3B là cung cấp vitamin nhóm B cho cơ thể. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dạng bào chế khác nhau của loại vitamin này như viên nén, viên nang mềm, thuốc tiêm hay thực phẩm chức năng. 

Công dụng cụ thể của các thành phần vitamin B trong 3B như sau:

  • Vitamin B1: B1 rất cần đối với cơ thể để giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, đồng thời hỗ trợ sức khỏe và chức năng của hệ thần kinh, hệ miễn dịch. Khi cơ thể thiếu hụt loại vitamin này có thể sẽ gặp một số vấn đề xấu về sức khỏe.
  • Vitamin B12: Còn được biết đến với tên gọi khác là cobalamin, vitamin B2 giúp cho sự ổn định của quá trình trao đổi chất và hỗ trợ sản xuất DNA, tế bào máu, cải thiện hệ thần kinh và duy trì khả năng hoạt động bình thường của não. Nếu bị thiếu B12 thì cơ thể rất dễ bị  thiếu máu, suy nhược và hệ thần kinh bị tổn thương.
  • Vitamin B6: Có tên gọi khác là pyridoxine, vitamin B6 có nhiệm vụ chuyển hóa  protein, carbohydrate và các loại chất béo. Đối với sức khỏe, B6 hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu, cải thiện ốm nghén, căng thẳng, giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt… Bên cạnh đó, B6 còn hỗ trợ chức năng của gan, tóc, móng, da và hệ thần kinh. 

thuốc 3BHướng dẫn cách bổ sung thuốc 3B an toàn và hiệu quả

Xem thêm: Tìm hiểu về các nhóm thuốc kháng sinh là gì?

Nhìn chung, các loại vitamin 3B đều có chung tác dụng như sau:

– Giúp nâng cao sức khỏe, làm giảm mệt mỏi và căng thẳng, giúp cho khả năng hoạt động của hệ thần kinh được cải thiện.

– Hỗ trợ cải thiện vị giác cùng chức năng gan mật.

– Điều trị dự phòng các bệnh thiếu hụt vitamin nhóm B do nguyên nhân dinh dưỡng.

– Cải thiện sức khỏe sau quá trình điều trị bệnh lý, giúp cơ thể nhanh chóng được hồi phục do làm việc quá sức.

– Giải độc cho người bị nghiện rượu và cải thiện tình trạng ăn ngủ kém.

– Liều cao được sử dụng trong một số hội chứng đau do thần kinh hoặc thấp khớp.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc 3B

Người bệnh cần sử dụng thuốc 3B theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý thay đổi cách dùng hay tăng giảm liều. Có thể sử dụng loại vitamin này vào mọi thời điểm trong ngày, nhưng tốt nhất nên uống vào trước bữa ăn sáng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng mà liều dùng vitamin 3B sẽ có sự khác nhau. Liều dùng tham khảo dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn như sau:

  • Đối với dạng thuốc: uống đúng chỉ định của bác sĩ, thường uống 1 – 2 viên/lần và 2 lần/ngày.
  • Đối với dạng thực phẩm chức năng: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Đối với trẻ em dùng 1/2 liều người lớn và cần có sự tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Việc bổ sung vitamin 3B nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ và nếu phát hiện tác dụng phụ khi dùng thuốc thì nên thông báo ngay với bác sĩ để biết cách xử trí đúng đắn.

Những vấn đề cần lưu ý khi bổ sung thuốc 3B

Khi sử dụng thuốc 3B, bạn cần nắm được những thông tin sau:

– Các trường hợp chống chỉ định:

+ Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của vitamin 3B.

+ Bệnh nhân bị khối u ác tính (bởi vì dùng vitamin 3B dễ khiến cho quá trình tiến triển khối u trở nên nhanh hơn).

+ Phụ nữ đang mang thai.

+ Người mắc bệnh hen suyễn, bị chàm.

+ Người bị thiếu hụt B12 nhưng chưa được chẩn đoán.

– Một số tác dụng phụ thường gặp:

+ Quá trình sử dụng vitamin 3B có thể gặp hiện tượng nước tiểu có màu hồng.

+ Tiêu chảy với mức độ nhẹ, buồn nôn và đau dạ dày.

+ Có thể xuất hiện phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, nổi mề đay, tức ngực, khó thở, sưng ở miệng hoặc mặt, tê lưỡi, ngứa ran… 

thuốc 3BHướng dẫn cách bổ sung thuốc 3B an toàn và hiệu quả

Xem thêm: Những nguyên tắc cần lưu ý khi dùng thuốc y học cổ truyền là gì?

– Một số vấn đề thận trọng:

+ Chỉ dùng vitamin 3B cho trẻ nhỏ nếu được bác sĩ chỉ định, bởi thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ.

+ Không khuyến khích sử dụng vitamin 3B cho phụ nữ đang cho con bú, vì thành phần B6 trong đó dễ ngăn chặn tác động của prolactin khiến cho quá trình tiết sữa bị ức chế. Với một số trường hợp cần dùng vitamin 3B để điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu dừng cho con bú.

+ Khi dùng thiếu liều có thể bỏ qua và sau đó dùng liều tiếp theo như bình thường.

+ Trường hợp dùng quá liều vitamin 3B có thể tạo cơ hội cho bệnh thần kinh giác quan tiến triển, do đó cần liên hệ với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

+ Mỗi ngày không được dùng quá 2g B6.

+ Không nên tự ý dùng chế phẩm 3B khi không cần thiết, tốt nhất nên dùng từng loại vitamin ở dạng thuốc riêng lẻ.

+ Vitamin B12 muốn hấp thu được cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein tiết ra từ dạ dày. Do đó, với những người đã cắt bỏ hoàn toàn dạ dày không nên dùng B12 dạng uống vì không có tác dụng.

Tương tác thuốc 3B

Vitamin 3B có thể tương tác với một số loại thuốc khác nhau và làm thuốc thay đổi hoạt động. Điều này sẽ khiến tác dụng điều trị suy giảm hoặc làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm. Vitamin 3B có khả năng tương tác với những loại thuốc sau:

  • Thuốc ức chế thần kinh cơ: Vitamin B1 làm tăng tác dụng của nhóm thuốc này.
  • Altretamin: Vitamin B6 sẽ làm giảm hoạt tính của thuốc Altretamin.
  • Phenyltoin và Phenobarbital: Vitamin B6 sẽ làm giảm nồng độ hai loại thuốc này trong huyết thanh.
  • Levodopa: Vitamin B6 làm giảm hiệu quả của Levodopa.
  • Cloramphenicol: Làm giảm hiệu quả của Vitamin B12.
  • Neomycin, Colchicin, Acid aminosalicylic, thuốc đối kháng histamine H2: Làm giảm mức độ hấp thu của vitamin B12.
  • Hydralazin, Isoniazid, Penicillamin, thuốc tránh thai đường uống: Làm tăng tác dụng của vitamin B6.

Để hạn chế sự tương tác giữa các loại thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng.

Cách bổ sung vitamin 3B qua chế độ ăn uống

Ngoài việc bổ sung vitamin 3B bằng thuốc hay thực phẩm chức năng, bạn có thể bổ sung loại vitamin này bằng các loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày. Một số thực phẩm nguồn cung cấp Vitamin nhóm B phổ biến như: 

  • Vitamin B1 thường được tìm thấy trong cá trích, nấm mỡ, hạt vừng, hạt lanh, hạt hướng dương, măng tây, cải bó xôi, đậu xanh,…
  • Vitamin B12 có trong gan động vật, thịt bò, hải sản (cua, tôm, hàu, ngao, trai), cá biển (cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá hồi), phô mai, sữa và sữa chua.
  • Thực phẩm cung cấp Vitamin B6 gồm thịt, cá, gan, các loại rau củ như mâm xôi, ớt chuông, đậu Hà Lan, bông cải, măng tây, khoai tây nướng nguyên vỏ,…

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được tác dụng của thuốc 3B cũng như cách bổ sung cho cơ thể an toàn và hiệu quả.

Rate this post