Nhóm máu không chỉ ảnh hướng đến khả năng truyền máu, nó còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của cuộc sống như sức khỏe, tính cách của một người. Trong bài viết hôm nay sẽ giải đáp nhóm máu O có hiếm không? Thông tin, đặc điểm nhóm máu O, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung tóm tắt
Phân loại các nhóm máu chính
Theo thống kê của Hiệp hội truyền máu quốc tế, tính đến thời điểm hiện tại ghi nhận được 40 nhóm máu hồng cầu. Mỗi nhóm máu được phân loại căn dứ vào kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể tồn tại ở huyết thanh. Cụ thể con người đang phân loại máu theo hai hệ thống: hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rhesus.
- Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu O và nhóm máu AB. Sự phân biệt dựa vào kháng nguyên A hoặc B có hay không trên bền mặt hồng cầu và kháng thể A hoặc B trong huyết thanh.
- Hệ nhóm máu Rhesus có hai nhóm máu là Rh(D)+ và Rh(D)-. Sự phân loại xác định dựa vào sự hiện diện của kháng nguyên Rh trên màng tế bào hồng cầu.
Có 8 nhóm máu cơ bản gồm: nhóm máu A+, nhóm máu A-, nhóm máu B+, nhóm máu B-, nhóm máu AB+, nhóm máu AB-, nhóm máu O+ và nhóm máu O-.
Đọc thêm: Máu hiếm là máu gì? Mang máu hiếm có đáng lo?
Nhóm máu O có hiếm không?
Để tìm câu trả lời máu O có hiếm không, cần tìm hiểu về hệ thống số người mang nhóm máu khác nhau.
Thẹo nghiên cứu của trường Đại học Y Stanford, tại Mỹ tỷ lệ các nhóm máu như sau:
- Nhóm máu O: 48%
- Nhóm máu A: 36%
- Nhóm máu B: 11%
- Nhóm máu AB: 5%.
Trong đó, tỉ lệ dân số người Mỹ có nhóm Rh+ chiếm 82%, Rh- chiếm 18%, nhóm máu O chiếm tỉ lệ cao nhất.
Tỷ lệ nhóm máu ở Việt Nam có đôi chút khác biệt cụ thể như sau:
- Nhóm máu O: 42,1%
- Nhóm máu A: 21,2%
- Nhóm máu B: 30,1%
- Nhóm máu AB: 6,6%
Trong đó, người có nhóm Rh+ chiếm hơn 99%, chỉ một phần rất nhỏ dân số Việt Nam có nhóm máu Rh-. Như vậy nhóm máu O nếu mang yếu tố Rh+ nó không phải nhóm máu hiếm, nhưng sẽ là rất hiếm nếu nhóm máu O mang yếu tố Rh-.
Xem thêm: Máu bầm trong não có chữa được không?
Thông tin, đặc điểm người có nhóm máu O
Nhóm máu O không có antigen trên mang tế báo hồng cầu, nó có thể truyền máu cho bất kỳ nhóm máu nào. Trong y tế, nhóm máu O có thể coi là nhóm máu quan trọng, được dùng trong các trường hợp cứu cứu khi chưa biết chính xác nhóm máu người bệnh.
Với những trẻ mới sinh, nhóm máu O cũng được ưu tiên truyền bởi tính an toàn cao khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ.
Tuy nhiên, người nhóm máu O chỉ nhận được máu của người cùng nhóm máu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, người mang nhóm máu O ít khi mắc bệnh và có thể lực tốt hơn các nhóm máu khác. Nguy cơ về những bệnh mãn tính như bệnh tim mạch vành, ung thư tuyến tụy hay các bệnh về hệ tuần hoàn và rối loạn nhận thức thấp hơn so với người nhóm máu khác.
Song không vì thế mà người nhóm O có thể chủ quan, vì họ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus cao, hệ thống miễn dịch của người nhóm máu O không có khả năng nhận diện và phản ứng các tác nhân lạ nhanh chóng. Bên cạnh đó nguy cơ bị loét dạ dày của người nhóm máu O là 35%.
Về chế độ dinh dưỡng, nhóm người mang nhóm máu O nên tập trung ăn các thực phẩm chức nhiều protein, ít carbohydrate.
Một số loại thực phẩm được khuyến khích như: Cá, thịt (nhất là thịt nạc), hải sản, trái cây, rau quả (rau bina, bông cải xanh, tảo bẹ,…), dầu ô liu,…
Người nhóm máu O cần tránh ăn nhiều những thực phẩm như: ngô, lúa mì, cây họ đậu, sữa, cà phê, hay rượu,…
Cách xác định nhóm máu
Có thể thấy rõ việc xác định nhóm máu rất quan trọng. Mỗi người sẽ có một nhóm máu, cần xác định chính xác nhóm máu bởi việc này sẽ phục vụ cho mục đích khám chữa bệnh, cấp cứu và hiến máu. Khi truyền máu phải truyền đúng nhóm máu, có cùng một kháng nguyên, hệ miễn dịch mới không phản kháng, nếu truyefn sai nhóm máu, hệ miễn dịch sẽ tấn công và có thể gây ra tử vong.
Để xác định nhóm máu, mọi người cần thực hiện một loại xét nghiệm để xác định kháng nguyên trên bề mặt tế bào hồng cầu. Cụ thể như sau:
Xét nghiệm nhóm máu ABO
Xét nghiệm tìm kiếm kháng nguyên thuộc một trong bốn nhóm máu A, B, O và AB gồm:
– Nhóm máu A: Có kháng nguyên A trên bề mặt tế bào hồng cầu, có kháng thể kháng B trong huyết thanh.
– Nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên bề mặt tế bào hồng cầu, có kháng thể kháng A trong huyết thanh.
– Nhóm máu AB: Có cả 2 kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt tế bào hồng cầu, đồng thời không có cả kháng thể kháng A và kháng thể kháng B trong huyết thanh.
– Nhóm máu O: Không có kháng nguyên A hoặc kháng nguyên B trên bề mặt tế bào hồng cầu, nhưng có cả kháng thể kháng A và kháng thể kháng B trong huyết thanh.
Xét nghiệm nhóm máu Rh
Nếu tìm thấy kháng nguyên Rh trên bề mặt tế bào hồng cầu, nghĩa là người bệnh đó có nhóm máu Rh dương (+). Ngược lại, nếu không tồn tại kháng thể Rh, người bệnh đó mang nhóm máu Rh âm (-) rất hiếm.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc Máu O có hiếm không cùng những vấn đề liên quan khac. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn nắm được thông tin về các nhóm máu hiện nay.