Thuốc

Các loại thuốc bôi nhiệt miệng phổ biến hiện nay

thuoc-boi-nhiet-mieng

Khi nào nên dùng thuốc bôi nhiệt miệng? Các loại thuốc bôi nhiệt miệng phổ biến hiện nay?… Để có giải đáp chi tiết cho những thắc mắc ở trên bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Khi nào nên dùng thuốc bôi nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là căn bệnh diễn ra khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu thuyên giảm trong khoảng từ 7 – 10 ngày mà không cần đến sự can thiệp Y tế.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng như:

  • Do các tác động vật lý, va đập, vô tình cắn mạnh vào niêm mạc trong miệng, bỏng nhiệt nóng khi ăn hoặc do tác động của các hóa chất trong nước súc miệng, kem đánh răng… dần trở thành yếu tố khởi phát những tổn thương và hình thành vết loét.
  • Sức đề kháng của cơ thể kém do có tiền sử mắc các bệnh lý mãn tính, bệnh lý tự miễn làm gia tăng nguy cơ nhiễm virus, nấm, ký sinh trùng…
  • Thiếu hụt những khoáng chất, vitamin, khoáng chất như B12, C, PP, sắt, kẽm…. dẫn đến tình trạng nhiệt miệng.
  • Ngoài ra còn có nhiều những nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến tình trạng nhiệt miệng như mắc các bệnh lý về răng miệng, đau đầu, căng thẳng quá mức.

Để giảm bớt các triệu chứng này người nhiệt miệng có thể sử dụng những loại thuốc bôi nhiệt miệng dưới dạng kem, gel, thuốc mỡ… Tuy nhiên việc dùng thuốc bôi nhiệt miệng chỉ hiệu quả khi xuất hiện các vết loét thông thường và có kích thước nhỏ. Đối với những trường hợp vết loét nghiêm trọng và tái đi tái  lại nhiều lần sẽ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Thuốc bôi nhiệt miệng chỉ có tác dụng giúp giảm đau rát và sinh hoạt được thuận tiện hơn chứ không có tác dụng trị dứt điểm tình trạng nhiệt miệng.

thuoc-boi-nhiet-mieng-1
Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Thuốc bôi trị nhiệt miệng nào tốt nhất?

Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc bôi nhiệt miệng khác nhau dành cho tùy từng đối tượng người lớn, trẻ em khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc nhiệt được dùng phổ biến như:

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Oracortia là loại thuốc dạng bôi trị nhiệt miệng có nguồn gốc từ Thái Lan và được  lưu hành tại Việt Nam. Thuốc được điều chế ở  dạng thuốc mỡ với rất nhiều công dụng như:

  • Công dụng:
    • Hoạt chất có trong thuốc là Triamcinolon acetonide 0.1% – một loại glucocorticoid có chứa flour nên có tác dụng trong việc ức chế quá trình giải phóng chất gây viêm, hạn chế tổn thương dạng loét, từ đó cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau, nóng rát.
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Sử dụng bôi thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày.
    • Sau khi ăn xong vệ sinh sạch sẽ vết nhiệt trước khi bôi thuốc.
    • Chỉ bôi một lớp mỏng lên vùng loét miệng, tuyệt đối không được chà xát hay gây thêm các tổn thương trên vết nhiệt.
    • Không được quá lạm dụng hay tự ý kéo dài thời gian sử dụng vì sẽ gây ra các phản ứng phụ.
  • Tác dụng phụ
    • Thuốc Oracortia có thể gây ra các tác dụng phụ như làm mỏng da,  rạn da, teo da, bề mặt da nổi ban đỏ và tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát do suy giảm miễn dịch.

Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste

Orrepaste là một trong những loại thuốc trị nhiệt miệng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam nhưng đây là sản phẩm có nguồn gốc từ  Malaysia. Trong thuốc bôi nhiệt miệng này có chứa thành phần chính là Triamcinolone Acetonide cùng một số thành phần tá dược khác.

  • Công dụng:
    • Có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến khoang miệng như viêm niêm mạc miệng, môi nứt nẻ do thời tiết lạnh hoặc các triệu chứng đau nhức do những vết loét trong miệng gây ra.
    • Thuốc có tác dụng giảm đau sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa, trẻ nhỏ đang mọc răng sữa…
  • Hướng dẫn sử dụng:
    • Sử dụng bôi một lượng thuốc vừa đủ bôi lên vị trí vết loét tổn thương do nhiệt miệng.
    • Chú ý chỉ bôi 1 lớp mỏng và không bôi thuốc trên phạm vi diện rộng, không súc miệng lại sau khi bôi thuốc.
    • Mỗi ngày nên sử dụng 2 – 3 lần, tốt nhất nên dùng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Tác dụng phụ:
    • Sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng sẽ dẫn đến các phản ứng phụ như loét đường tiêu hóa, gây viêm, suy thượng thận, dị hóa protein, rối loạn chuyển hóa glucid…
    • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai người đang cho con bú, bệnh nhân có tiền sử viêm loét ruột, tiểu đường, mắc bệnh lao.

Thuốc bôi trị nhiệt miệng Mouthpaste

Thuốc Mouthpaste được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Mediparco và điều chế ở dạng gel dễ sử dụng.

  • Công dụng
    • Thước có chứa thành phần là Triamcinolone acetonide nên có khả năng điều trị dứt điểm các triệu chứng nhiệt miệng, tổn thương niêm mạc môi, miệng viêm loét…
    • Có tác dụng giảm đau do viêm nướu răng, nứt môi do thời tiết, đau khi mọc răng, nắn chỉnh răng hoặc đeo hàm răng giả…
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Sử dụng thuốc Mouthpaste từ 2 – 3 lần/ ngày, không sử dụng quá 8 ngày.
    • Làm sạch vết nhiệt, lấy một lượng gel nhỏ ra đầu ngón tay sau đó bôi một lớp mỏng lên vết loét.
    • Tuyệt đối không bôi quá rộng hoặc dày, không súc miệng sau khi bôi thuốc.
  • Tác dụng phụ
    • Lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gặp phải các triệu chứng như viêm da dị ứng, phát ban, chóng mặt, khó thở, ngứa ngáy…
    • Tuyệt đối  không sử dụng thuốc với các trường hợp người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.
thuoc-boi-nhiet-mieng2
Giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để hạn chế nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

Xem thêm:

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng

Mặc dù bệnh nhiệt miệng không quá nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu tái phát bệnh quá nhiều sẽ dẫn đến các ảnh hưởng trong sinh hoạt, đời sống tinh thần. Chính vì vậy cần sử dụng thuốc để dứt bệnh càng sớm càng tốt.

Khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng và để nâng cao hiệu quả điều trị tốt nhất người bệnh cần chú ý một số điều như:

  • Chỉ nên sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng sau khi đã được thăm khám và xác định mức độ nhiệt miệng. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng và dùng liều theo sở thích.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp trong quá trình điều trị nhiệt miệng như nên lựa chọn những loại thực phẩm, đồ ăn có tính mát, cung cấp vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, sức khỏe niêm mạc, thanh lọc cơ thể nhanh khỏi nhiệt miệng. Đồng thời cần hạn chế ăn đồ cay nóng, quá mặn, quá chua, đồ uống có chứa chất kích thích để tình trạng nhiệt miệng không nghiêm trọng hơn.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước súc miệng, cạo lưỡi thường xuyên để sạch sẽ khoang miệng/
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhằm hạn chế căng thẳng, duy trì việc tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng giúp cho vết nhiệt nhanh lành.
  • Khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng nếu nhận thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường người bị nhiệt miệng nên ngưng việc dùng thuốc và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách nhất.

Trên đây là chia sẻ về một số loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả được sử dụng khá phổ biến, hy vọng từ đó bạn đọc sẽ có thêm nhiều những kiến thức bổ ích trong quá trình chữa nhiệt miệng.

Rate this post