Thuốc Omeptul là thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng để điều trị các bệnh loét đường tiêu hóa, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison. Để nắm rõ các thông tin về loại thuốc này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Thông tin thuốc Omeptul
Thành phần
- Tên hoạt chất: Omeprazole
- Tên biệt dược: Pyomezol, Baromezole, Optiballs caps
- Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
- Dạng thuốc: Viên nang
Chỉ định
Thuốc Omeptul được chỉ định sử dụng trong các trường hợp :
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Mắc hội chứng Zollinger-Ellison
- Loét đường tiêu hóa
Omeptul chống chỉ định trong các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Liều dùng an toàn
Thông thường, Omeptul được sử dụng với liều lượng như sau:
Giảm ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng do acid: Uống 10 – 20 mg/ngày, dùng trong 2 – 4 tuần.
Bị trào ngược dạ dày thực quản:
- Liều thông thường uống 20mg/lần/ngày. Thời gian điều trị 4 tuần. Nếu bệnh vẫn chưa khỏi, dùng thêm 4 – 8 tuần nữa. Nếu viêm thực quản lâu, có thể điều chỉnh liều lượng lên đến 40 mg/ngày.
- Liều dùng duy trì sử dụng 10mg/ngày đối với trào ngược dạ dày thực quản, 20mg/lần/ngày đối với bệnh viêm thực quản.
Điều trị loét đường tiêu hóa:
- Liều dùng thông thường 20 mg/lần/ngày hoặc dùng với liều lượng 40mg/ngày với các trường hợp bệnh nặng. Tiếp tục uống trong thời gian 4 tuần đối với các trường hợp bị loét tá tràng. Tiếp tục dùng trong 8 tuần đối với loét dạ dày.
- Liều duy trì uống 10 – 20mg/lần/ngày.
Hội chứng Zollinger-Ellison:
- Sử dụng liều lượng 60mg/lần/ngày, đa số người bệnh sẽ kiểm soát được tình trạng bệnh khi sử dụng thuốc với liều lượng 20 – 120mg/ngày. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng thuốc với liều dùng 120mg/ x 3 lần/ngày.
- Nếu dùng thuốc trên 80mg, bạn hãy chia thành 2 lần để sử dụng.
Cách sử dụng
Khi dùng thuốc Omeptul, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Không được tăng hoặc giảm liều khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Uống thuốc cùng với chút nước, không được nghiền nát hoặc nhai nát thuốc khi uống.
- Nếu sau thời gian điều trị mà thấy bệnh không khỏi, hãy thăm khám và được tư vấn cách chữa trị hiệu quả hơn.
- Sử dụng thuốc để tiêm vào tĩnh mạch cho những người bị viêm loét dạ dày nặng hoặc những người có nhiều ổ loét. Cần tiêm tĩnh mạch với tốc độ chậm, kéo dài ít nhất là 3 phút với tốc độ tối đa là 4 ml/phút.
Bảo quản thuốc đúng cách
- Để thuốc xa khỏi tầm tay của trẻ em
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc nơi ẩm ướt hoặc những nơi nhiều ánh sáng mặt trời.
- Không được lưu trữ thuốc đã hết hạn sử dụng
Những lưu ý khi sử dụng
Tác dụng phụ
+ Thường gặp:
- Buồn ngủ, chóng mặt
- Đau đầu
- Buồn nôn và nôn
- Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng
+ Ít gặp:
- Bị lú lẫn, mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi
- Nổi mề đay, ngứa da
- Làm tăng lượng transaminase. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tự hồi phục
+ Hiếm gặp:
- Toát mồ hôi, phù ngoại biên
- Các triệu chứng quá mẫn. Bao gồm: Phù mạch, sốt, sốc phản vệ
- Làm giảm bạch cầu, tiểu cầu, các tế bào máu hoặc làm mất các bạch cầu hạt
- Thay đổi tâm lý, dễ bị kích động, trầm cảm, ảo giác ở những người lớn tuổi, rối loạn thị giác
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Nhiễm nấm Candida
- Khô miệng
- Vàng da
- Mắc bệnh não
- Co thắt phế quản
- Đau cơ, đau khớp
- Bị viêm thận
Thận trọng khi sử dụng thuốc
Trước khi uống Omeptul, cần thông báo với bác sĩ đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt các trường hợp sau:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Đối tượng dùng thuốc là người già và trẻ em
- Người bị suy gan, thận
- Trước khi sử dụng thuốc omeptul, cần phải loại trừ trường hợp bị khối u ác tính. Bởi thuốc này có thể làm giảm đi các triệu chứng bệnh, khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh bị chậm trễ.