Thuốc kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Và dưới đây là các nhóm thuốc kháng sinh quan trọng và những lưu ý cần thiết.
Nội dung tóm tắt
Các nhóm thuốc kháng sinh quan trọng
Có nhiều cách phân loại kháng sinh:
Dựa vào cơ chế tác dụng:
– Diệt khuẩn: Kháng sinh có tác dụng phá huỷ cấu trúc vi sinh vật gây bệnh. Gồm Penicillin, Metronidazol, Cephalosporin, Rifampicin, Pyrazinamid, Ciprofloxacin, Nystatinn, Aminoglycosid, …
– Kìm khuẩn: Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Bao gồm: Clindamycin, Tetracyclin, Ethambutol, Erythromycin, Azithromycin, Cloramphenicol, Cotrimoxazol …
Dựa vào hoạt chất:
– Nhóm β lactam các penicilin:
Penicilin G, Penicillin V, Methicilin, Oxacillin, Cloxacilline, Dicloxaciline, Nafcilin, Ampicilline, Amoxicilline, Carbenicilin, Ticarcilin, Mezlocilin, Piperacilin.
-
Nhóm β lactam các cephalosporin:
Thế hệ 1: Cefadroxil, Cefalothin, Cephazolin, Cephalexin.
Thế hệ 2: Cefaclor, Cefoxitin, Cefuroxime, Cefprozil, Cefotetan, Ceforanid
Thế hệ 3: Cefixime, Ceftriaxone, Cefotaxime, Cefpodoxime, Cefdinir Ceftazidime,
– Nhóm Cyclin: Tetracyclin, Doxycyclin, Minocyclin.
– Nhóm Lincosamid: Lincomycin, Clindamycin,…
– Nhóm Phenicol: Chloramphenicol, Thiophenicol,…
– Nhóm Macrolid: Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin, Rovamycin, Spiramycin, Roxithromycin.
– Nhóm Sulfamid: Sufaguanidin, Cotrimoxazol, Sulfamethoxazol, Sulfadiazin, Sulfasalazin.
– Nhóm Polypeptid: Polymycin B, Colistin, Bacitracin, Tyrothricin, …
– Nhóm Aminoglycosid: Streptomycin, Amikacin, Gentamycin, Kanamycin, Tobramycin, Neomycin,…
– Nhóm Quinolon: Acid Nalidixid, Ciprofloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin, lomefloxacin, levofloxacin, Gatifloxacin, Moxifloxacin, Pefloxacin, Sparfloxacin.
7 nguyên tắc sau đây cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh:
-
Bị bệnh nhiễm khuẩn thật sự mới được dùng thuốc kháng sinh.
-
Với mỗi loại bệnh cần có kháng sinh phù hợp nếu không thì thuốc sẽ không có hiệu quả.
-
Với các bệnh thì phải sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và thời gian quy định. Tùy vào tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.
-
Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.
-
Nếu phối hợp nhiều loại kháng sinh cần hỏi bác sĩ và cần thiết.
-
Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Ví dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.
-
Nắm rõ cơ thể cũng như tình trạng bệnh của mình đặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận.
****Tham khảo thêm: Những lưu ý đặc biệt với các loại thuốc hạ sốt cho trẻ
Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh
Khi điều trị bệnh, bạn tuyệt đối không nên sử dụng thuốc theo ý muốn mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhẹ như ho, hắt hơi, xổ mũi…đã đi sử dụng thuốc kháng sinh là không nên. Thuốc cần được bác sĩ kê đơn nếu không sẽ gây hại nặng nề.
Khi bạn đã thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc mà bác sĩ kê, màu sắc, liều lượng… Bạn cần đảm bảo đúng thời gian uống thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất.
Trước khi uống thuốc bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về liều lượng, cách dùng, chống chỉ định, tác dụng phụ…Nếu còn băn khoăn thì bạn nên hỏi thêm bác sĩ để được tư vấn.
Không bao giờ dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh do virus như cảm lạnh hay cảm cúm. Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus.Không chia sẻ thuốc kháng sinh của mình cho người có biểu hiện bệnh tương tự.
Với những kháng sinh của bệnh cũ còn thừa để lại thì tuyệt đối không nên sử dụng. Khi bạn dùng thuốc kháng sinh này sẽ không đúng bệnh dù bạn thấy triệu chứng có giống lần trước. Trường hợp này sẽ rất nguy hiểm nếu uống phải thuốc hết hạn.
Trên đây là lưu ý của các nhóm thuốc kháng sinh. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt!