Thuốc

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Insulin an toàn

thuốc Insulin

Tiêm Insulin là một trong những phương pháp được chỉ định để kiểm soát đường máu đối với bệnh nhân tiểu đường. Hãy tìm hiểu thông tin về thuốc Insulin trong bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Tìm hiểu về tác dụng của thuốc Insulin 

Insulin là một loại hormon do các tế bào beta ở đảo tụy của tuyến tụy tiết ra. Chúng sẽ tác động đến các quá trình dự trữ và sử dụng Glucose bởi các mô cơ thể, đặc biệt là tại gan, cơ, mô mỡ. 

Đây là hormon duy nhất có thể làm giảm được nồng độ Glucose trong máu. Chính vì vậy, trong điều trị bệnh đái tháo đường, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng Insulin tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.

Mục đích của phác đồ điều trị bằng thuốc Insulin đó là:

– Đối với một số bệnh nhân đái tháo đường không thể dùng được thuốc uống (tiểu đường thai kỳ, đái tháo đường type 2 đang mắc các bệnh cấp tính kèm theo) thì cần tiêm Insulin để kiểm soát đường máu.

– Tái cung cấp lượng Insulin phù hợp với mức bài tiết Insulin sinh lý của cơ thể (do cơ thể đang thiếu hụt thường gặp ở đái tháo đường phụ thuộc Insulin hay đái tháo đường type):

  • Nồng độ Insulin đạt đỉnh sau mỗi bữa ăn.
  • Nồng độ Insulin nền duy trì ổn định khi không nạp năng lượng vào cơ thể.

thuốc InsulinHướng dẫn cách sử dụng thuốc Insulin an toàn

Xem thêm: Tìm hiểu về công dụng và cách dùng thuốc L Cystine 500mg

Các trường hợp chỉ định sử dụng thuốc Insulin

Không phải bất cứ bệnh nhân tiểu đường nào cũng bắt buộc phải sử dụng thuốc Insulin. Chỉ có một số trường hợp cụ thể mới được bác sĩ chỉ định bổ sung loại hormone này như: 

  • Thai phụ bị tiểu đường.
  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 được chỉ định điều trị bằng Insulin.
  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã sử dụng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả có thể được chỉ định bổ sung Insulin.
  • Các trường hợp bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện suy dinh dưỡng và gầy sút. 
  • Người bệnh tiểu đường gặp phải một số biến chứng như suy thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
  • Các trường hợp cấp cứu tiền hôn mê hay bị hôn mê do tiểu đường.

Các loại thuốc Insulin phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc insulin kéo dài khác nhau và bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng, mức độ bệnh để lên phác đồ điều trị hợp lý nhất. Có 4 loại chính đó là:

  • Loại Insulin tác dụng nhanh và ngắn: Loại này thường được tiêm trực tiếp dưới da, thuốc sẽ phân ly nhanh chóng thành các monomer và được hấp thu. Sau khi tiêm khoảng 1 giờ thì thuốc sẽ đạt đỉnh hấp thu. Khi sử dụng Insulin dạng này, người bệnh cần lưu ý về lượng carbohydrate (bao gồm đường, chất xơ, tinh bột) trong bữa ăn.
  • Loại Insulin tác dụng trung bình: Thuốc sẽ có tác dụng kéo dài hơn nhờ sự phối hợp giữa 2 phần Insulin zinc hòa tan và protamine zinc Insulin. Khi tiêm thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng sau 2 – 4 giờ, đạt đỉnh tác dụng sau 6 – 7 giờ và có thời gian kéo dài khoảng 10 – 20 giờ. Loại thuốc này cần tiêm 2 lần mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả.
  • Loại Insulin tác dụng chậm và kéo dài: Loại này cũng có nhiều loại thuốc khác nhau tùy thuộc cho mỗi bệnh nhân và thường được dùng vào buổi tối. 
  • Loại Insulin hỗn hợp: Đây là loại Insulin có trộn sẵn 2 loại Insulin tác dụng nhanh và tác dùng dài trong cùng một loại hoặc cùng một mũi tiêm. Do đó, thuốc sẽ có 2 đỉnh tác dụng, đó là tác dụng của Insulin nhanh đối với lượng carbohydrate trong bữa ăn và tác dụng của Insulin dài để tạo nên nồng độ Insulin nền.

thuốc InsulinHướng dẫn cách sử dụng thuốc Insulin an toàn

Xem thêm: Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc K Cort

Hướng dẫn tiêm thuốc Insulin đúng cách

Việc sử dụng Insulin hiện nay cũng dễ dàng hơn và bệnh nhân có thể tự tiêm Insulin tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần thay đổi luân phiên các vị trí tiêm, bởi nếu tiêm vào cùng một chỗ, da sẽ dày lên và loạn dưỡng mỡ. Đồng thời Insulin cũng sẽ không hấp thụ ở những điểm này. 

Do đó, bạn hãy đánh dấu các vị trí đã tiêm theo thời gian vào cuốn sổ (gồm chân, cánh tay, bụng và mông). Bạn có thể bắt đầu với  cánh tay trái, cánh tay phải, chân trái, chân phải, bụng bên trái, bụng bên phải, sau đó mông trái và mông phải. 

Theo các chuyên gia y tế, thời điểm tốt nhất để tiêm Insulin là trước bữa ăn. Tùy theo mỗi loại Insulin mà thời gian từ lúc tiêm đến khi ăn là khác nhau. Thông thường, thời gian bắt đầu ăn của người bệnh sẽ là lúc thuốc bắt đầu có tác dụng.

Cách tiêm Insulin với ống tiêm và lọ Insulin

  • Đầu tiên, bạn lấy lọ thuốc ra khỏi tủ lạnh, rồi lăn lọ thuốc giữa 2 lòng bàn tay để đồng nhất thuốc.
  • Sau đó bạn rút không khí vào ống tiêm sao cho bằng với lượng Insulin được chỉ định. Mở nắp và cắm kim qua lớp cao su rồi bơm không khí vào lọ. Dốc ngược lọ thuốc rồi kéo ống tiêm để lấy lượng insulin theo yêu cầu và rút kim ra khỏi lọ.
  • Tiếp theo chọn vị trí tiêm thuốc (đùi, bụng, cánh tay). Sát trùng vùng da cần tiêm và cố định vị trí tiêm bằng ngón tay cái và trỏ. 
  • Sau đó bạn đâm kim một góc 45 hoặc 90 độ so với bề mặt da sao cho mũi kim tiêm đi vào lớp mô dưới da rồi từ từ bơm thuốc trong khoảng 5 -10 giây. Khi tiêm hết thuốc thì giữ nguyên tư thế khoảng 6 giây rồi rút kim ra.
  • Cuối cùng hủy bơm tiêm đã dùng và không nên tái sử dụng.

Cách tiêm Insulin sử dụng bút tiêm Insulin

  • Bút tiêm đã được nạp sẵn Insulin, bạn lấy bút ra khỏi tủ lạnh, tháo nắp và lăn tròn bút trong lòng bàn tay 10 lần. Sau đó di chuyển bút lên xuống 10 lần cho đến khi dung dịch đồng nhất.
  • Tiếp đó gắn kim tiêm mới thẳng với thân bút, rồi tháo nắp lớn bên ngoài và nắp nhỏ bên trong. Lưu ý không nên gắn quá chặt để tránh làm hỏng miếng nệm cao su.
  • Bạn xoay nút chọn liều tiêm chọn 2 đơn vị, hướng đầu kim tiêm lên trên và gõ nhẹ vào đầu bút tiêm vài lần. 
  • Ấn nút về số 0 và kiểm tra xem thuốc Insulin có trào ra ở đầu kim hay không. Bạn hãy thử lại nếu Insulin không trào ra thành giọt ở đầu bút.
  • Sau đó bạn xoay nút chọn liều tiêm để lựa chọn số đơn vị Insulin cần tiêm theo chỉ định.
  • Bạn sát trùng vị trí tiêm, giữ thẳng kim thẳng góc 90 độ và tiêm vào da. Ấn nút tiêm cho tới khi vạch chỉ liều tiêm về mức 0 và giữ trong khoảng 10 giây rồi rút kim.
  • Cuối cùng bạn tháo kim và hủy kim sau khi dùng.

Lưu ý: Người bệnh cần rửa tay sạch trước khi tiêm và sau tiêm. Trước khi tiêm, bạn hãy kiểm tra chất lượng của thuốc như không bị đục, có hạt, đặc hoặc đổi màu và không lắc lọ.

Rate this post