Những va chạm vùng đầu có thể dẫn đến nguy cơ máu bầm trong não. Nếu không được chữa trị kịp thời máu bầm trong não có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong. Vậy máu bầm trong não có chữa được không? Triệu chứng thường gặp máu bầm trong não ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Nội dung tóm tắt
Máu bầm trong não là gì?
Máu bầm trong não hay còn cách gọi khác là tụ máu não là vấn đề nghiêm trọng xuất hiện khi các mạch máu đông hình thành bên trong hộp sọ sau khi chấn thương đầu hoặc xuất huyết não do đột quỵ. Các cục máu đông có thể hình thành ở giữa các lớp màng bọc ngoài não hoặc trong mô não.
Thường máu bầm trong não dựa theo mức độ khởi phát và thể tích chảy máu nội sọ, mà được phân thành:
– Tụ máu não cấp tính: Tình trạng này cần được điều trị khẩn cấp bởi nó có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
– Tụ máu não mãn tính: Tuy tụ máu não mãn tính không nguy hiểm bằng cấp tính nhưng nó vẫn cần điều trị sớm để giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến vận động hay nhận thức, ngăn ngừa được tình trạng diễn tiến xấu hơn của bệnh.
Đọc thêm: Hiện tượng máu bầm trong mắt có nguy hiểm không?
Triệu chứng của máu bầm trong não
Các dấu hiệu, triệu chứng máu bầm trong não có thể xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương va đập đầu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tỉnh táo sau chấn thương, và những triệu chứng mất vài giờ, vài tuần hoặc lâu hơn mới khởi phát. Theo thời gian, áp lực lên não sẽ tăng lên và làm xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Nôn mửa
- Đâu đầu nhức đầu xuất hiện và ngày càng dữ dội
- Buồn ngủ, ý thức bị mất dần
- Chóng mặt, lú lẫn
- Kích thước đồng tử hai bên có sự chênh lệch rõ rệt
- Chân tay một bên cơ thể có điểm yếu, đi lại khó khăn
- Huyết áp tăng
- Nói lắp
- Liệt một bên hoặc một vùng của cơ thể
- Mất trí nhớ ngắn hạn
- Thay đổi hành vi (cáu kỉnh, khó chịu,…)
- Máu hoặc chất lỏng trong suốt chảy ra từ tai hoặc mũi
Nếu tình trạng máu tụ trong não nhiều hoặc không gian giữa não với xương sọ hẹp đi, các triệu chứng máu bầm trong não càng trở nên rõ rệt hơn như:
- Động kinh
- Hôn mê, bất tỉnh
Xem thêm: Ăn uống gì để tan máu bầm hiệu quả?
Máu bầm trong não có chữa được không?
Người bị máu bầm trong não do chần thương có khả năng hổi phục nếu được thăm khám cũng như điều trị kịp thời bằng các biện pháp như phẫu thuật. Do vậy người gặp chấn thương nên nói với người thân thiết về chấn thương của mình bởi bất cứ khi nào các bạn cũng có thể bị mất trí nhớ, quên đi chấn thương đã xảy ra. Việc chia sẻ thông tin này giúp người xung quanh nhận diện sớm được triệu chứng cảnh báo nhằm mục đích giúp bệnh nhân có được sự chăm sóc y tế kịp thời nhất.
Chẩn đoán và điều trị máu bầm trong não
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán tụ máu trong não được thực hiện dựa trên các triệu chứng lâm sàng cùng kết quả khám sức khỏe và xét nghiệm hình ảnh. Khi thăm khám bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng mắc phải, tiền sử bệnh, những thuốc đang sử dụng và nguyên nhân bị chấn thương.
Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán chính xác vị trí và kích thước của khối máu tụ trong não, như:
– Chụp CT-Scanner: Phương pháp này giúp chụp cắt lớp chi tiết các tổn thương xương sọ và những vùng tụ máu lớn.
– Chụp MRI: Xét nghiệm này cho phép đánh giá chi tiết nhu mô não, mạch máu não, giúp phân biệt được xuất huyết não hay nhồi máu não bằng cách sử dụng từ trường và sóng vô tuyến.
Điều trị
Lựa chọn phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc theo từng bệnh nhân, dựa trên mức độ của chấn thương, sự hiện diện của chấn thương khác và mức độ tụ máu.
Nếu các khối tụ máu nhỏ, không có triệu chứng hay dấu hiệu gì thì việc loại bỏ là không cần thiết. Nếu thấy triệu chứng xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau chấn thương khi vài ngày hay vài tuần, người bệnh cần theo dõi những thay đổi về thần kinh, áp lực nội sọ và chụp CT phần đầu nhiều lần.
Với trường hợp bệnh nhân có khối máu bầm trong não lớn, có khả năng nguy hiểm đến tính mạng thì sẽ được điều trị, gồm:
– Dùng thuốc cầm máu: Điều này làm giảm nguy cơ chảy thêm máu, chủ yếu là huyết tương đông lạnh và vitamin K.
– Phẫu thuật dẫn lưu máu: Nếu máu đông khu trú và thay đổi từ cục máu đông sang dạng lỏng, bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ nhỏ trên hợp sọ và hút dẫn lưu máu ra ngoài, giảm áp lực nội sọ.
– Phẫu thuật mở hộp sọ: Đối với khối máu tụ lớn, người bệnh sẽ được bác sĩ phẫu thuật mở một phần của xương sọ để lấy cục máu tụ ra.
Thời gian hồi phục sau phẫu thuật điều trị máu bầm trong não sẽ khác nhau, thường mất từ 3 đến 6 tháng, thậm chí vài năm. Một vài trường hợp không thể hồi phục hoàn toàn, sau điều trị nếu gặp thêm các vấn đề về thần kinh có thể được bác sĩ chỉ định vật lý trị liệu.
Chăm sóc sau điều trị tụ máu não
Để hỗ trợ, giúp rút ngắn việc hồi phục sau điều trị máu bầm trong não, các bạn nên:
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi khi thấy mệt mỏi, chỉ hoạt động trở lại khi thấy khỏe hơn
- Chưa được sự đồng ý của bác sĩ, không tham gia môn thể thao tiếp xúc
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu lái xe hay chơi bất cứ môn thể thao nào
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng loại thuốc nào
- Khi chưa hồi phục hoàn toàn, tuyệt đối không được uống rượu
- Nếu buồn nôn, nôn, chóng mặt, hoặc hoa mắt,… nên thăm khám để được đánh giá lại kết quả điều trị cũng như can thiệp y tế khi cần thiết
Trên đây là những chia sẻ giải đáp Máu bầm trong não có nguy hiểm không cùng những vấn đề liên quan khác. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn nhận diện sớm các triệu chứng để bảo vệ sự sống của chính mình.