Tin Y Tế

Chỉ số MCH trong máu là gì? Chỉ số MCH tăng và giảm do nguyên nhân nào?

Chỉ số MCH trong máu là gì? Chỉ số MCH tăng và giảm do nguyên nhân nào?

Trong phiếu xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có nhiều chỉ số, trong đó có chỉ số MCH rất quan trọng. Vậy chỉ số MCH trong máu là gì? Chỉ số MCH tăng và giảm do nguyên nhân nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nội dung tóm tắt

Chỉ số MCH trong máu là gì?

Xét nghiệm huyết học là loại xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hay đếm số lượng các tế bào máu.

Trong xét nghiệm máu có chỉ số MCH rất quan trọng. Vậy chỉ số MCH trong máu là gì? Chỉ số MCH là viết tắt của từ Mean Corpuscular Hemoglobin, lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu của cơ thể.

Được biết, huyết sắc tố chính là loại protein có vai trò hỗ trợ hồng cầu vận chuyển oxy tới các tế bào cũng như các mô bên trong của cơ thể con người.

Ở một người trưởng thành, chỉ số MCH bình thường là từ 27 – 33 picogram (pg) trên mỗi tế bào. Như vậy:

  • Một người được coi là có chỉ số MCH thấp nếu chỉ đạt dưới 26 pg/tế bào.
  • Một người được coi có chỉ số MCH cao nếu bằng hoặc trên 34 pg/tế bào.

Đọc thêm: Máu xấu là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của máu xấu

Chỉ số MCH tăng và giảm do nguyên nhân nào?

Chỉ số MCH trong máu cao hay thấp đều là dấu hiệu cảnh báo vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Nguyên nhân chỉ số MCH tăng

Chỉ số MCH cao hơn bình thường có thể do những nguyên nhân sau:

  • Bệnh thiếu máu ác tính
  • Cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 hoặc acid folic
  • Dấu hiệu cảnh báo bệnh về gan
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Do biến chứng của ung thư
  • Biến chứng của nhiễm trùng
  • Thường xuyên uống bia rượu
  • Uống quá nhiều thuốc chứa thành phần estrogen

Người có chỉ số MCH tăng cao cũng có một số triệu chứng điển hình như:

  • Mất tập trung
  • Tim đập nhanh
  • Hay mệt mỏi
  • Suy giảm trí nhớ
  • Móng tay/chân dễ nứt gãy
  • Thường gặp vấn đề về tiêu hóa
  • Sụt cân đột ngột

Xem thêm: Nhóm máu O có hiếm không? Thông tin, đặc điểm nhóm máu O

Nguyên nhân chỉ số MCH giảm

Chỉ số MCH giảm hơn giá trị tiêu chuẩn là do các nguyên nhân như sau:

– Do tình trạng thiếu sắt: Sắt một chất giúp tạo ra huyết sắc tố, khi cơ thể không được cung cấp đủ sắt, các tế bào hồng cầu trong cơ thể cũng giảm, qua đó kéo theo chỉ số MCH trong máu giảm. Đây là vấn đề thường gặp ở những trường hợp người đang trong giai đoạn ăn chạy hoặc người bị suy dinh dưỡng.

– Ngoài thiếu máu do thiếu sắt, chỉ số MCH giảm còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Người từng phẫu thuật dạ dày
  • Phụ nữ đang trong tình trạng kinh nguyệt kéo dài
  • Người mắc bệnh Celiac, khiến cơ thể không hấp thụ đủ sắt
  • Người không được cung cấp đầy đủ vitamin B và một số vitamin quan trọng khác

Chỉ số MCH giảm ở giai đoạn đầu hoặc có những trường hợp ít biểu hiện triệu chứng cụ thể ra ngoài, không có chút bất thường nào. Tuy nhiên nếu chỉ số MCH bị thiếu hụt trong thời gian dài, không được phát hiện bệnh sẽ tiến triển, chỉ số MCH ngày càng giảm thấp hơn. Khi ấy biểu hiện sẽ rõ rệt dấu hiệu thiếu máu nặng có thể kể đến như khó thở, mật mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao, thậm chí bầm tím,…

Một số lưu ý trước khi xét nghiệm MCH

Để quá trình xét nghiệm chỉ số MCH được chính xác, trước khi thực hiện các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

– Trước khi lấy máu, nên nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng.

– Không sử dụng thuốc nào trước khi xét nghiệm máu, nếu có uống cần trao đổi lại với bác sĩ.

– Không dùng chất kích thích, sử dụng bia rượu, hút thuốc lá hay uống cà phê,… trước khi lấy máu.

Biện pháp cân bằng chỉ số MCH

– Nên thường xuyên thăm khám kiểm tra sức khỏe và theo dõi chỉ số MCH. Nếu cơ thể có những biểu hiện cảnh báo mức MCH cao hoặc giảm, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi tới các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm máu, nhằm xác định chính xác chỉ số MCH và tìm nguyên nhân khiến chỉ số này tăng hay giảm bất thường. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và chỉ số MCH sẽ dần ổn định.

  • Nếu chỉ số MCH thấp là do bệnh thiếu sắt: Người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trường hợp cơ thể xuất hiện biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, da nhợt nhạt,… cần tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
  • Trường hợp chỉ số MCH tăng cao bất thường: Đây là tình trạng rất nguy hiểm, người bệnh cần được khám và điều trị ngay sau khi phát hiện.

– Chú ý ngay cả khi chỉ số MCH đã được cân bằng, sức khỏe của người bệnh ổn định và không xuất hiện triệu chứng bất thường, thì người bệnh vẫn cần thực hiện xét nghiệm, cùng thăm khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là thông tin chia sẻ giải đáp Chỉ số MCH trong máu là gì cùng những vấn đề liên quan khác. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Rate this post