Xét nghiệm máu là hình thức rất quen thuộc với mỗi người khi muốn kiếm tra sức khỏe bản thân, trong đó có chỉ số quan trọng là MCV. Vậy chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và tìm câu trả lời cho mình nhé!
Nội dung tóm tắt
Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì?
Khi cơ thể gặp một vấn đề gì và không biết chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định các bạn tiến hành lấy máu và đem đi xét nghiệm. Đây được gọi là xét nghiệm huyết học.
Tùy theo từng mục đích, xét nghiệm huyết học sẽ có vai trò khác nhau như:
- Theo dõi đánh giá tổng quát sức khỏe.
- Chẩn đoán bệnh lý: Tìm ra nguyên nhân gây nên triệu chúng, dấu hiệu ở người bệnh.
- Theo dõi tình trạng cùng tiến triển của bệnh lý.
- Theo dõi quá trình điều trị khi dùng thuốc ảnh hưởng hay không đến tình trạng sức khỏe người bệnh.
Có rất nhiều chỉ số trong xét nghiệm máu, trong đó có chỉ số MCV. Vậy MCV trong xét nghiệm máu là gì? MCV là tên viết tắt của cụm từ Mean Corpuscular Volume theo tiếng anh, là thể tích trung bình của hồng cầu có trong máu của cơ thể con người.
Trong hồng cầu chứa các sắc tố màu đỏ, vì vậy máu có màu đỏ. Bên cạnh đó hồng cầu còn là một nhân tố góp vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khí oxy ở nơi xuất phát là từ phổi đến các mô. Hồng cầu cũng sẽ nhận khí CO2 từ mô và đào thải ra phổi. Có thể nói cơ thể con người không thể thiếu đi hồng cầu, nếu hồng cầu có kích thước nhỏ, to cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta như thiếu máu, thiếu vitamin,…
Đọc thêm: Chỉ số MCH trong máu là gì? Chỉ số MCH tăng và giảm do nguyên nhân nào?
Ý nghĩa của MCV trong xét nghiệm máu là gì?
Ở một người được coi là khỏe mạnh bình thường, chỉ số MCV sẽ nằm ở mức từ 80 – 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1 triệu lít). Giá trị MCV được phân loại như sau:
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ: MCV < 80 fl
- Thiếu máu hồng cầu đại: MCV > 100 fl
Chỉ số MCV thấp hay cao đều phản ánh những vấn đề khác nhau về sức khỏe. Cụ thể:
Chỉ số MCV cao cảnh báo điều gì?
Nếu sau khi xét nghiệm, chỉ số MCV lớn hơn 100fl, có thể hồng cầu của bạn đang bị phì ra, tình trạng này chứng tỏ cơ thể bạn bị thiếu máu và nguyên nhân là do thiếu hụt B12 hay axit folic hoặc bạn đang mắc bệnh lý về gan, nghiện rượu,…
Xem thêm: Máu xấu là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của máu xấu
Chỉ số MCV thấp cảnh báo điều gì?
Khi kết quả thông số MCV của bạn nhỏ hơn 80fl, điều này cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt một số lượng sắt cần thiết hoặc có thể mắc một vài bệnh về máu như thiếu máu do tan máu di truyền Thalassemia, các bệnh hemoglobin khác,…
Ở khoảng thông số mà MCV xuống quá thấp, hồng cầu sẽ bị co nhỏ lại, thường tình trạng này gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, suy thận mãn tính hay nhiễm độc chì. Phụ nữ mang thai cũng có chỉ số MCV thấp nên thường cần bổ sung lượng sắt trong cơ thể hợp lý.
Theo số liệu các chuyên gia nghiên cứu, nhu cầu sắt hàng ngày (khuyến cáo của RDI – Mỹ) như sau:
- Từ 3 – 6 tháng tuổi cần 6.6 mg/ngày.
- Từ 6 – 12 tháng tuổi cần 8.8 mg/ngày Từ 1 – 10 tuổi: 10mg/ngày.
- Từ 10 – 18 tuổi cần 12mg/ngày.
- Nam giới trưởng thành 10mg/ngày và nữ giới trưởng thành 15 mg/ngày.
- Nữ giới sau mãn kinh 10 mg/ngày.
- Phụ nữ có thai 45 mg/ngày.
Những điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm MCV
Xét nghiệm MCV rất quan trọng, nên theo dõi cơ thể bản thân thường xuyên.
Khi cảm thấy sức khỏe có những bất thường như:
- Xuất hiện vết bầm trên cơ thể.
- Xuất huyết.
- Da nhợt nhạt.
- Lạnh tay chân,…
Bạn nên đi thăm khám và kiểm tra tại những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín. Để kết quả xét nghiệm chỉ số MCV được chính xác chính xác, tốt nhất các bạn nên nhịn đói trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm 6 – 8 giờ.
Việc lấy máu diễn ra nhanh chóng, hầu hết chỉ gây đau nhẹ hay bầm ở chỗ đưa kim vào, nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu chỉ số MCV có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định them những xét nghiệm khác trên mẫu máu đã lấy.
Khắc phục vấn đề sức khỏe qua chỉ số MCV
Thông qua xét nghiệm MCV, bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó tư vấn giúp các bạn khắc phục những vấn đề về sức khỏe theo cách khoa học và phù hợp. Cụ thể:
Bổ sung đủ B12
Việc bổ sung, cung cấp vitamin B12 cho cơ thể qua thực phẩm là lựa chọn tốt. Thành phần này nhiều trong các thức phẩm như:
- Thịt (bò, lợn, gia cầm).
- Cá.
- Trứng.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Gan động vật.
- Đậu nành, ngũ cốc…
Những người khó hấp thu vitamin B12 từ thực phẩm sẽ được bác sĩ kê thuốc để bổ sung.
Bổ sung đủ axit folic (Vitamin B9)
Vitamin B9 là một trong các loại vitamin cơ thể cần được cung cấp mỗi ngày. Các bạn có thể bổ sung loại vitamin này qua các thực phẩm như:
- Nấm.
- Bí đao.
- Rau họ cải.
- Trái cây có múi.
- Chuối.
- Dưa hấu.
- Các loại quả mọng.
Nếu cần thiết bác sĩ có thể sẽ kê thêm viên uống acid folic để giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu acid folic.
Bổ sung đủ sắt
Nếu bạn được bác sĩ nhận định thiếu sắt, hãy tăng cường sử dụng thực phẩm giàu sắt như:
- Thịt đỏ.
- Gan động vật.
- Các loại đậu.
- Các loại rau lá xanh đậm.
- Trứng.
Để cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả nhất, các bạn nên tăng cường dùng những thực phẩm giàu vitamin C.
Trên đây là chia sẻ giải đáp Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì cùng các vấn đề liên quan khác. Mong rằng bài viết hữu ích giúp bạn hiểu hơn về chỉ số này, nắm rõ được tình hình sức khỏe của mình.