Ngành Phục hồi chức năng là gì? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành Phục hồi chức năng nhé.
Nội dung tóm tắt
1. Phục hồi chức năng là gì?
Phục hồi chức năng là một chuyên ngành trong y học, đây là một phương pháp điều trị bệnh không dùng đến thuốc mà sử dụng các kỹ thuật nhằm giúp người bệnh hồi phục khuyết tật, tối đa hóa các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất của bệnh nhân, giảm thiểu các hậu của của tàn tật, khiếm khuyết. Phương pháp điều trị này giúp cho người tàn tật có cuộc sống độc lập tối đa, gần giống như người bình thường và đảm bảo cho người tàn tật hội nhập hoặc tái hội nhập với xã hội.
Có thể nói, phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong việc khôi phục chức năng và sức khỏe toàn diện. Quá trình hồi phục chức năng sẽ giúp cho các hoạt động vốn bị cản trở, khó khăn do bệnh tật của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, người bệnh sau khi hồi phục chức năng có thể vui chơi, học tập, làm việc, hòa mình vào với cộng đồng, giúp họ có thái độ tích cực hơn với cuộc sống. Từ đó, có thể thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với những người tàn tật hoặc bị khiếm khuyết.
Ngành Phục hồi chức năng là gì?
2. Tìm hiểu ngành Phục hồi chức năng là gì?
Ngành Phục hồi chức năng hay còn gọi là Kỹ thuật Phục hồi chức năng, đây là một ngành đào tạo ra những bác sĩ có nhiệm vụ giúp bệnh nhân phục hồi dần, trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho người tàn tật. Hoặc giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng.
Phục hồi chức năng không chỉ huấn luyện người tàn tật thích nghi với môi trường sống mà còn tác động vào xã hội tạo nên khối thống nhất cho quá trình hội nhập của người tàn tật. Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân có thể tham gia mọi hoạt động của xã hội, có những cơ hội bình đẳng như những con người khác khi phục hồi được mọi chức năng bình thường của cơ thể. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngành học này.
3. Các kỹ thuật Phục hồi chức năng là gì?
Các kỹ thuật, phương pháp phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu gồm:
Vận động trị liệu
Đây là phương pháp điều trị quan trọng trong việc phục hồi chức năng của người bệnh. Với phương pháp này, bệnh nhân thực hiện các vận động, các tư thế hoặc các hoạt động thể lực của cơ thể một cách có hệ thống và kế hoạch nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Ngôn ngữ trị liệu
Ngôn ngữ trị liệu là phương pháp giúp cho những người bị khiếm khuyết về khả năng giao tiếp tập nói hoặc học cách sử dụng các loại ngôn ngữ giao tiếp khác như viết, mắt, động tác bằng tay (thủ ngữ)…
Hoạt động trị liệu
Phương pháp này áp dụng các hoạt động tự chăm sóc, công việc và trò chơi trong điều trị với mục đích gia tăng sự độc lập chức năng, tăng cường sự phát triển và ngăn ngừa tàn tật. Hoạt động trị liệu bao gồm sự thích ứng với công việc và môi trường để đạt được sự độc lập tối đa và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đồng thời phương pháp này cũng giúp phát các cơ bắp, xương khớp và các cơ quan hoạt động tốt, từ đó giúp ngăn ngừa khuyết tật và nâng cao chất lượng sống
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là các phương pháp mà nhà trị liệu sử dụng để tác động tới tâm lý của người bệnh một cách tích cực và có hệ thống. Điều này giúp người bệnh đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực và mang lại sự yên tĩnh trong tâm hồn họ.
Ngành Phục hồi chức năng là gì?
Bên cạnh đó, ngành Phục hồi chức năng còn sử dụng các phương pháp giúp người khuyết tật hòa nhập với xã hội như:
- Giáo dục đặc biệt: Cho trẻ khuyết tật tham gia các lớp giáo dục đặc biệt. Ví dụ như việc cho trẻ mù tham gia lớp học chữ nổi, trẻ điếc câm học thủ ngữ…
- Dạy nghề và hướng nghiệp: Tùy vào mức độ thương tật và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà dạy lại cho họ các kỹ năng nghề nghiệp để họ có thể hòa nhập vào xã hội.
- Sử dụng các dụng cụ trợ giúp để di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày: Ví dụ như dùng chân hoặc tay giả. Bên cạnh đó có thể dùng các máng chỉnh hình, giày chỉnh hình hoặc nẹp chỉnh hình các loại như nẹp cổ chân, nẹp hông hoặc nẹp đùi. Ngoài ra, có thể dùng khung tập đi, xe lăn, ghế ngồi đặc biệt hoặc tay cầm đặc biệt…
4. Ngành Phục hồi chức năng là làm gì?
Ngày nay, với sự phát triển của nền y học, ngành Phục hồi chức năng được ra đời và có những vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ những người bệnh được hồi phục lại sức khỏe triệt để hơn sau khi được làm phẫu thuật. Mục đích cuối cùng của ngành y học không chỉ là để cứu sống được bệnh nhân, mà còn giúp họ hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường như lúc trước.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học hay cao đẳng phục hồi chức năng, các bạn sinh viên sẽ có đầy đủ lượng kiến thức cùng với kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng được những công việc như:
- Xem xét bệnh án của bệnh nhân hoặc lấy thông tin từ bác sĩ, thầy thuốc.
- Quan sát bệnh nhân hoạt động (đứng, đi lại…) để chẩn đoán khả năng hồi phục.
- Lên kế hoạch, đưa ra mục đích chữa bệnh và kết quả mong đợi khi chăm sóc người bệnh.
- Sử dụng các bài tập, diễn tập kéo dài, thực hành điều trị và sử dụng các thiết bị để giảm đau, tăng khả năng đi lại của bệnh nhân, ngăn cơn đau và tạo điều kiện giữ gìn sức khỏe, các thiết bị trợ giúp như nạng, xe lăn, chân giả, các điện cực dính áp dụng kích thích điện để điều trị chấn thương và cơn đau.
- Đánh giá tiến trình bệnh, thay đổi kế hoạch chăm sóc và thử các liệu pháp chữa trị khác nếu cần thiết.
- Hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân làm thế nào để có được kết quả mong đợi và cách tốt nhất để phục hồi.
Ngoài ra, Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cũng chính là người chịu trách nhiệm kiểm tra và bảo quản thiết bị máy móc tại nơi làm việc và theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Phục hồi chức năng là gì và từ đó có cơ sở lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.
Tổng hợp