Tin Tức Tổng Hợp

Tìm hiểu nguyên nhân Dược sĩ đại học thất nghiệp

Y Dược đang là ngành nghề có nhiều tiềm năng với nhu cầu nhân lực lớn hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều Dược sĩ đại học thất nghiệp, không tìm được công việc phù hợp. Vậy nguyên nhân do đâu?

Nội dung tóm tắt

1. Dược sĩ Đại học thất nghiệp do chưa xác định được công việc mình muốn

Việc “đứng núi này, trông núi nọ” khá phổ biến ở các bạn sinh viên mới tốt nghiệp hiện nay. Hầu hết sinh viên đều không xác định được hướng đi rõ ràng cho bản thân.

Bên cạnh đó, rất nhiều bạn sinh viên ngành Dược khi ra trường ảo tưởng về năng lực của bản thân. Trong khi thực tế thì không rõ thế mạnh chuyên môn, công việc thì xác định mơ hồ, không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Tìm hiểu nguyên nhân Dược sĩ đại học thất nghiệp

Rất nhiều Dược sĩ sau khi tốt nghiệp chưa xác định được công việc mình muốn

Có thể thấy, công việc của những sinh viên ngành Dược khá đa dạng, từ việc trồng cây thực vật dược liệu cho đến bào chế, sản xuất và kiểm nghiệm thuốc, bảo quản, phân phối, kinh doanh thuốc hay giảng dạy chuyên ngành Dược tại những trường Đại học, Cao đẳng. Chính vì thế, nếu không xác định được mục tiêu cũng như công việc cần tìm, Dược sĩ rất dễ bị mắc trong mớ bòng bong và mất định hướng nghề nghiệp. Đây cũng là một lý do sinh viên ngành Dược không tìm thấy công việc phù hợp với năng lực chuyên môn.

***Xem thêm: Dược sĩ Cao đẳng ra làm gì? Dược sĩ Cao đẳng có được mở quầy thuốc?

2. Dược sĩ mới tốt nghiệp đòi hỏi quá nhiều

Thực tế, có rất nhiều sinh viên Dược khi được phỏng vấn để tuyển dụng đưa ra quá nhiều yêu cầu và đòi hỏi cao về chế độ đãi ngô, tiền lương trong khi bản thân lại chưa có năng lực và kỹ năng nghề nghiệp.

Hầu hết sinh viên mới ra trường đều chưa nắm được làm việc thế nào để sinh ra lợi nhuận, chưa có kỹ năng, kinh nghiệm nhưng lại muốn doanh nghiệp phải có chế độ đãi ngộ tốt khiến nhà tuyển dụng cảm thấy mất thiện cảm. Đây cũng có thể là một lý do Dược sĩ không được họ liên hệ lại sau phỏng vấn.

3. “Kén cá chọn canh”

Một số kết quả khảo sát cho thấy, nguyên nhân chính khiến Dược sĩ Đại học nói chung và sinh viên ngành Dược nói riêng thất nghiệp là : Công việc nào cũng cảm thấy không hài lòng hoặc không phù hợp với năng lực và trình độ của mình. Đã có nhiều bạn sinh viên từng ảo tưởng rằng Dược sĩ là ghê gớm lắm,không muốn hỗ trợ người khác mà muốn đứng ở vị trí quản lý trong khi kinh nghiệm vẫn đang ở con số 0.

4. Bị loại ngay từ vòng phỏng vấn

Phỏng vấn là hình thức sát hạch trình độ năng lực rất quan trọng để đánh giá năng lực cũng như thái độ của người lao động với vị trí ứng tuyển. Nếu không thể hiện thái độ tích cực cũng như năng lực chuyên môn phù hợp với công việc, bạn dễ dàng bị out ngay.

Tìm hiểu nguyên nhân Dược sĩ đại học thất nghiệp

Dược sĩ thất nghiệp cũng do chưa có kinh nghiệm phỏng vấn và kỹ năng chuyên môn tốt

Chính vì thế, kỹ năng phỏng vấn là yếu tố rất quan trọng với ứng viên. Và việc chuẩn bị cho phỏng vấn là yêu cầu thiết yếu trước khi tham gia một buổi phỏng vấn.

5. Thái độ phỏng vấn

Bên cạnh bằng cấp và năng lực chuyên môn thì thái độ phỏng vấn cũng được xem là yếu tố quan trọng, quyết định bạn có được nhận làm hay không. Có rất nhiều bạn đến phỏng vấn muộn với những lý do như “tắc đường”, “ngủ quên”..Đây là điều những doanh nghiệp không thể chấp nhận được.

Ngoài ra thì yếu tố trang phục cũng rất quan trọng. Đây là yếu tố thể hiện bạn là con người như thế nào. Những cuộc phỏng vấn nên mặc trang phục đơn giản và lịch sự.

6. Làm thế nào để Dược sĩ đại học không thất nghiệp?

Để hạn chế tình trạng thất nghiệp sau khi “rời khỏi ghế nhà trường”, những sinh viên ngành Y Dược nói chung cần phải nắm được một số vấn đề sau:

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn ngành Dược, bạn cũng cần củng cố và hoàn thiện kỹ năng mềm. Nhà tuyển dụng không những chú ý đến bằng cấp,chuyên môn mà còn quan tâm đến tinh thần làm việc nhóm cũng như kỹ năng xử lý vấn đè của ứng viên. Nếu bạn không thể đáp ứng những yêu cầu này thì bị loại là điều tất yếu.

Đồng thời,bạn cũng cần có một số kỹ năng khác để phục vụ công việc như kỹ năng cập nhật xu hướng, quản lý thời gian…

Trình độ ngoài ngữ

Cùng với kỹ năng mềm thì trình độ ngoại ngữ cũng là yếu tố quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên Y Dược nói riêng.

>>>Xem ngay: Trường Cao đẳng Dược Hà Nội địa chỉ đào tạo chất lượng với 98% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp.

Rate this post