Chỉ số EPS là gì và cách tính toán như thế nào? Đây là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm và cùng nhau chia sẻ ở trên các diễn đàn điện tử khác nhau. Dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí những thông tin có liên quan đến EPS, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Nội dung tóm tắt
Giải thích chỉ số EPS là gì?
Chỉ số EPS là gì? EPS – Viết tắt của cụm từ Earning Per Share. Đây chính là khoản lợi nhuận sau thuế mà phía các nhà đầu tư thu được từ một cổ phiếu. EPS còn được hiểu như là một khoản lời mà nhà đầu tư có được trên một lượng vốn được bỏ ra ban đầu.
>>> Tìm hiểu thêm thông tin khái niệm chỉ số AQI là gì
EPS còn được dùng nhằm đánh giá về khả năng sinh lợi nhuận đối với một công ty, một dự án. Thường thì các công ty sẽ dùng EPS tương ứng như một thước đo nhằm có thể phân chia được khoản lãi đối với từng cổ phiếu đang được lưu thông ở trên thị trường.
Tiến hành phân loại EPS
Với những thông tin ở trên cũng đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về chỉ số EPS là gì. Hiện nay, có 2 loại chỉ số EPS trong chứng khoán bao gồm:
EPS cơ bản
EPS cơ bản hay còn được gọi là Basic EPS, đây chính là khoản lợi nhuận cơ bản trên một cổ phiếu. Chỉ số này thông thường sẽ được dùng trong từng báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp, hoặc là dự án đầu tư bởi nó có công thức khá đơn giản, dễ ghi nhớ và dễ tính toán.
Bên cạnh đó, nhằm hiểu được chỉ số EPS là gì, tính được chỉ số EPS cơ bản của một doanh nghiệp, các bạn cần phải cần đến một bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm có thể thu thập được từng số liệu cần thiết nhất, cụ thể:
- Số lượng cổ phiếu bình quân đang được lưu hành.
- Mức lợi nhuận sau thuế – Thu nhập ròng.
- Mức chi trả cổ tức ưu đãi (nếu có).
Trên cơ sở sẽ có được cách tính chỉ số EPS cơ bản thông qua công thức:
EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
EPS pha loãng
Chỉ số EPS pha loãng – Diluted EPS sẽ được dùng trong những trường hợp phía công ty phát hành thêm từng trái cổ phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hoặc là cổ phiếu phát hành thêm. Đối với các loại cổ phiếu được liệt kê ở trên sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường vào thời điểm nhất định ở trong tương lai.
Khi đó, chỉ số EPS trong chứng khoán của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo mức độ thay đổi ở trong tương lai. Cũng vì vậy nên mức độ gia tăng số lượng của từng loại cổ phiếu thông thường sẽ không có thêm nguồn tiền vào chảy vào. Đây được nhận định là nguyên nhân dẫn đến mức thu nhập của mỗi loại cổ phiếu giảm đi.
Công thức tính toán chỉ số EPS pha loãng cụ thể như sau:
EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)
Từ đó, ta sẽ thấy được chỉ số EPS pha loãng luôn ở mức thấp hơn so với chỉ số EPS cơ bản. Trong trường hợp doanh nghiệp không có cổ phiếu chuyển đổi, 2 chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng sẽ ngang bằng nhau.
Đối với những nhà đầu tư non tay thông thường sẽ quan tâm đến chỉ số EPS là gì mà sẽ bỏ qua việc dự đoán chỉ số EPS trong chứng khoán ở trong thời điểm tương lai. Chính điều này sẽ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng dự án đầu tư/ từng doanh nghiệp. Do đó, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải kết hợp tính cả chỉ số EPS cơ bản và pha loãng.
Hướng dẫn cách tính toán chỉ số EPS
Nhằm đánh giá được hoạt động của từng doanh nghiệp như thế nào thì chỉ số EPS sẽ là chỉ tiêu tài chính quan trọng các bạn không được bỏ qua. Theo đó, cách tính toán chỉ số EPS cụ thể như sau:
EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
Trong số đó:
Thu nhập ròng/ Phần lợi nhuận ròng đó chính là tổng thu nhập của một doanh nghiệp. Theo đó, lợi nhuận ròng sẽ được tính toán bằng đầu từ thu nhập của doanh nghiệp có mức độ điều chỉnh thêm từng khoản chi phí hoạt động, khấu hao, thuế, lãi suất đi cùng với đó là rất nhiều loại chi phí khác cộng lại với nhau nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
>>> Bạn hiểu gì về chỉ số BMR và cách tính toán như thế nào
Công thức tính toán:
Thu nhập ròng = Doanh thu thuần + Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + Một số khoản thu nhập bất thường khác – Giá vốn bán hàng – Chi phí (Chi phí quản lý doanh nghiệp + Phí bán hàng + Những khoản phí bất thường) – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Phần lợi nhuận thu được từ phía cổ phiếu ưu đãi sẽ được gọi là cổ tức cổ phiếu ưu đãi. Thường thì nó sẽ được ấn định dựa vào một tỷ lệ cố định ở trên mệnh giá.
Kết luận
Những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về khái niệm chỉ số EPS là gì và cách tính toán ra sao. Để khai thác thêm nhiều kiến thức hữu ích khác các bạn hãy thường xuyên truy cập vào chuyên trang thông tin điện tử này nhé!