Cẩm Nang Sức Khỏe

Bệnh dại ở chó & Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bệnh dại ở chó là bệnh gì và phòng ngừa bệnh như thế nào là hiệu quả nhất? Những thông tin liên quan trực tiếp đến bệnh lý này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau chia sẻ. Phía các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí các thông tin liên quan, các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Nội dung tóm tắt

Bệnh dại ở chó là gì?

Theo như Tổ chức Y tế thế giới – WHO, dại là bệnh lý do virus gây nên, đa phần sẽ bị tử vong sau khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng. Khoảng tầm 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người.

Bệnh dại ở chó & Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bệnh dại ở chó là gì?

>>> Bạn biết được gì về 4 bệnh trên mèo

Hiện nay không có cách điều trị hiệu quả đối với bệnh dại sau khi những dấu hiệu lâm sàng đã xuất hiện. Nhưng bệnh lý này có thể phòng ngừa được thông qua việc tiêm phòng vắc-xin phòng dại trước hoặc là ngay sau khi bị phơi nhiễm.

Bệnh dại chính là nguyên nhân gây ra khoảng trên 70 ca tử vong tại Việt Nam mỗi năm, đa phần các trường hợp mắc bệnh dại ở nước ta là do bị chó dại cắn.

Tìm hiểu rõ về nguyên nhân khiến chó bị dại

Bệnh dại ở chó sẽ được lan truyền theo nhiều con đường khác nhau. Virus dại chủ yếu đi vào cơ thể của vật nuôi qua những vết thương hở thông qua 2 con đường đó là trực tiếp và gián tiếp.

+ Gián tiếp: người và chó cũng có thể bị virus này xâm nhập qua từng vết thương hở cơ giới, hở chưa lành lại vị tiếp xúc cùng với nước bọt có chứa Lyssavirus của chó dại.

+ Trực tiếp: bệnh dại ở chó được lây nhiễm khi chó cưng bị cắn, hoặc bị thương bởi những loài động vật bị bệnh dại khác.

Virus sau khi xâm nhập vào trong cơ thể vật chủ qua từng con đường lây truyền, chúng sẽ đi vào hệ thần kinh trung ương như tủy sống, não nhằm có thể gây tê liệt, viêm não cấp tính khiến cho vật chủ không thể nào kiểm soát được thần kinh của bản thân.

Nước bọt của những loại động vật bị bệnh dại cũng có thể truyền bệnh dại nếu như tiếp xúc cùng với giác mạc, mắt của chó chưa bị nhiễm bệnh. Theo đó, thời gian ủ bệnh dại của chó được đánh giá là khá dài, từ khoảng 50 – 80 ngày tùy vào vị trí cũng như thời gian di chuyển của virus từ những dây thần kinh ngoại biên về hệ thần kinh trung ương gây ra những biểu hiện lâm sàng.

Vào khoảng thời gian đầu, dại không biểu hiện hoàn toàn ra từng triệu chứng cụ thể, đôi khi bạn sẽ lầm tưởng nó là một số các triệu chứng bệnh thông thường khác. Nhưng những biểu hiện của chó dại sẽ dần rõ ràng hơn khi virus dại vào được trung ương thần kinh và thao túng vật chủ.

Bệnh dại hiện nay vẫn chưa được tiến hành điều trị cụ thể nào kể từ thời điểm phát hiện, các bạn chỉ có thể phòng ngừa cho thú cưng của mình bằng cách tiêm phòng.

Quá trình tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh dại có thể bảo vệ được bản thân cũng như những người thân của mình nhằm phòng tránh bệnh lây lan sang cơ thể mình.

Những triệu chứng của bệnh dại là gì?

Bệnh dại nếu như phát hiện sẽ có 2 thể chính gồm có thể liệt và viêm não:

– Thể viêm não: triệu chứng ban đầu đó là sốt, đau nhức đầu, kiệt sức, đi kèm với đó là các triệu chứng như mất ngủ, chán ăn, cảm giác bồn chồn, đồng thời cũng có triệu chứng sợ nước và sợ gió. Tại giai đoạn tiến triển, bệnh nhân khi đó sẽ tăng tiết nước bọt nên sẽ không nhai, không nuốt và thường xuyên có nhu cầu khác nhổ. Tiếp đến, đồng tử bệnh nhân sẽ bị giãn nên mắt nhìn sáng long sòng sọc, co thắt tại hầu họng và sẽ xuất tinh tự nhiên, cương dương và sẽ bị tử vong nhanh chóng.

– Thể liệt: sẽ xuất hiện triệu chứng bị liệt tứ chi, chân đến từng cơ, bị rối loạn tiểu tiện và đại tiện. Sau đó, sẽ lan đến cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ bị tử vong.

Một số trường hợp khác, người bị chó cắn vì lo sợ nên đã ám ảnh bản thân mình bị dại, sinh ra nhiều biểu hiện cũng như hành động, âm thanh rất khác thường. Đây chính là các trường hợp được xem là giả dại. Tuy nhiên, thực tế thì người bị dại sẽ hoàn toàn tỉnh táo trở lại cho đến khi chết chứ không hề bị điên dại.

Vậy, khi bị chó cắn nên làm gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa đã có nhấn mạnh rằng khi bị chó cắn, cho dù đó là chó lành hay là chó dại thì cũng cần phải tiến hành thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bệnh dại ở chó & Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Khi bị chó cắn nên làm gì?

>>> Xem thêm về bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bước 1: tiến hành vệ sinh vết thương

Mọi người nên tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, nếu như vết cắn tại chân thì nên sử dụng kéo để cắt bỏ đi phần vải tại vị trí bị cắn. Nhằm hạn chế lượng nước bọt của động vật bám nhiều hơn tại vết thương.

Nên rửa vết thương này dưới vòi nước chảy mạnh trong khoảng thời gian 15 phút, nước ấm thì càng tốt. Tiếp đến, hãy rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc là Povidone-Iodine, lưu ý không được cố gắng nặn máu. Không được chà xát vết thương và tránh làm vết thương trở nên trầm trọng hơn.

Bước 2: thực hiện băng vết thương

Sau khi đã hoàn tất bước vệ sinh vết thương, người bệnh nên sử dụng gạc Y tế hoặc là miếng vải sạch để tiến hành băng bó vết thương nhằm cầm máu, bên cạnh đó sẽ tránh được tình trạng hợp vi khuẩn xâm nhập. Nhưng không nên tiến hành băng vết thương quá chặt khiến cho máu khó lưu thông.

Bước 3: tiêm phòng bệnh dại

Ngay sau đó người bệnh cần phải đến ngay tại cơ sở Y tế gần nhất để tiêm vắc-xin phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn. Theo đó, đối với lịch tiên cũng như loại vắc-xin phòng dại sẽ được các bác sĩ tiến hành tư vấn cụ thể.

Bên cạnh đó, mọi người cũng cần phải lưu ý kỹ một số vấn đề như sau:

– Không được đắp, hoặc chà xát bất cứ loại là nào lên vết thương.

– Cũng không được tiến hành điều trị bằng thuốc Nam, thuốc Đông hoặc thuốc lá.

– Không được kiêng cữ tắm rửa vệ sinh cơ thể mỗi ngày

Kết luận

Hy vọng với toàn bộ các thông tin ở trên đã giúp cho mọi người được biết rõ về thông tin liên quan đến bệnh dại ở chó. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải tình trạng bị chó cắn thì khi đó hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất nhé!

Rate this post