Bệnh gout là gì? Nguyên nhân gây là bệnh là như thế nào? Để người ta thấy được, đâu cũng là một căn bệnh đang khá là phát triển trong danh sách những căn bệnh đáng sợ ở Việt Nam ta. Nội dung lý giải cho những thắc mắc đó, sẽ được chúng tôi giải thích cho bạn đọc, trong nội dung của bài viết này. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn thêm cho bạn đọc về cách xây dựng chế độ sao cho khoa học nhất, với người mắc bệnh.
Nội dung tóm tắt
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là một căn bệnh do bị rối loạn về chuyển hóa purin ở trong thận, nên khiến cho thận sẽ không thể lọc được axit uric ở trong máu. Còn axit uric thì thường sẽ vô hại, nó hình thành từ chính trong cơ thể và nó sẽ được đào thải ra bên ngoài, từ nước tiểu với phân. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến bệnh gout, sẽ là do lượng axit này đã tích tụ lại ở trong máu theo thời gian, khi nồng độ này đã cao thì những tinh thể nhỏ của axit đó sẽ hình thành. Rồi những tinh thể đó, sẽ tập trung lại với khớp, từ đấy gây viêm, sưng rồi đau đớn với người bệnh.
Thường thì những người mắc bệnh gout sẽ là nam giới, có đến 95% người có độ tuổi từ 40 đến 50 mắc bệnh. Những người có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh gout là: người nghiện rượu, người bị béo phì, người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh,… còn ở phụ nữ sẽ là những người phụ nữ đã bước vào thời kỳ mãn kinh.
Đối với bệnh gout, sẽ có các triệu chứng lâm sàng như sau:
- Viêm khớp+cạnh khớp: có thể mãn tính hoặc là cấp tính
- Lắng đọng sạn urat tại khớp; xương; mô phần mềm; sụn khớp nó có tên gọi là tophi.
- Lắng đọng các vi tinh thể ở thận để gây ra bệnh thận do gout (viêm thận kẽ; suy thận cấp; suy thận mãn).
- Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.
Có những bệnh nhân mắc bệnh gout có thể có 1 trong những triệu chứng này, có người thì bị đầy đủ cả.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout
Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout, các bạn có thể tham khảo để nắm rõ tình lý do vì sao mà bệnh này lại xuất hiện ở trên cơ thể chúng ta. Để từ đấy sẽ biết cách bảo vệ bản thân tốt hơn.
Theo nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh là nằm ở các trục trặc về gen. Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại thì những nhà khoa học đã tìm ra được 5 gen có liên quan đến bệnh này là: HGPRT1; Glc6-photphat tại gan; cùng với 3 gen PRPPs1,2,3 có ở trong tinh hoàn.
Tiếp đến, bệnh gout xuất hiện cũng một phần là do thói quen ăn uống, sinh hoạt của bản thân mỗi người, dẫn đến tình trạng mắc bệnh. Bởi nếu như lượng purin từ dinh dưỡng chuyển vào người, mà còn chuyển hóa dở dang sẽ tạo ra vô số những gốc tự do. Theo đó, chu chuyển là lang thang ở trong cơ thể, nó sẵn sàng gắn với bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi. Như thế, bệnh sẽ có dễ dàng xuất hiện và phát triển.
Đối với những người mà có biểu hiện của bệnh gout, khi các khớp bị đau nhức nhiều mà không được điều trị nhanh, có sử dụng đến thuốc thì sẽ rất đau, khi đi lại.
Trong các phương pháp điều trị bệnh này, thì việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố rất cần thiết. Đó cũng chính là lý do, mà chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn bạn đọc về cách xây dựng chế độ ăn trong bài viết này.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gout
Đối với bệnh nhân gout, ngoài việc dùng thuốc đúng với chỉ định, thì việc xây dựng chế độ ăn là một công đoạn rất quan trọng, cần thiết. Theo đó, các bạn hãy thực hiện theo chế độ ăn sau đây:
Thứ nhất, bạn nên sử dụng đến thức có chứa rất nhân purin như là các loại hạt, ngũ cốc, mỡ, bơ, đường, sữa, trứng, rau quả và phomat. Hạn chế ăn những đồ có chứa rất nhiều axit uric như là: hải sản, thịt, cá, gia cầm, gan, óc, đậu đỗ, bầu dục.
Thứ hai, tuyệt đối không được uống bia, rượu, cà phê và nước chè bởi nó sẽ làm giảm đi khả năng cơ thể bạn có bài xuất được axit uric từ thân, hậu quả để lại là làm tăng lên lactat máu.
Thứ ba, cần phải luôn duy trì được cân nặng của mình ở mức hợp lý. Nếu như bạn là một người thừa cân, béo phì thì không được thực hiện phương pháp giảm cân nhanh, mà cần phải áp dụng chế độ giảm cân từ từ.
Thứ ba, để có thể tăng cường được khả năng đào thải axit uric ra qua ngoài từ thận, thì bạn cần phải uống nhiều nước và không ăn các thức ăn có chứa nhiều vị chua như là quả chua, cà muối,… không được ăn uống những thực phẩm có vị chua bởi sẽ làm tăng lên lượng axit trong máu. Không được ăn nước thịt luộc, cá hộp, nước sườn, thịt hộp, phủ tạng động vật. Không được ăn những chế phẩm có cacao, chocolate.
Với người mắc bệnh gout thì cần uống nhiều nước, cần uống ít nhất mỗi ngày là 2,5 lít nước. Nhớ ăn theo chế độ, ăn ít tinh bột và trong khẩu phần ăn thì giảm đi lượng đạm. Tốt nhất là nên ăn các loại thực phẩm đa dạng lên, nhưng vẫn đảm bảo tránh những thức ăn mà chúng tôi đã nêu ra để có đủ chất dinh dưỡng.
Đối với những bệnh nhân bị bệnh gout mãn tính, thế chế độ ăn sẽ nghiêm ngặt hơn. Trong đó, cần nhớ là hạn chế việc ăn quá nhiều thức ăn có chứa purin, còn protein thì không được quá 1g.kg cân nặng.
Điều trị bệnh gout
Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống theo hướng dẫn ở bên của chúng tôi, thì các bạn cũng cần phải thực hiện điều trị bệnh. Theo đó, các bạn sẽ phải nắm rõ những nguyên tắc cơ bản trong việc điều trị bệnh từ hướng dẫn của các y bác sĩ như là:
- Sử dụng đến thuốc ức chế, để phản ứng tạo ra axit uric: Với việc dùng thuốc, nó sẽ giúp ức chế đến men xanthin oxydase như là allpopurinol (Zyloric). Tuy nhiên, thì việc dùng thuốc này sẽ được hướng dẫn cụ thể, cũng như chỉ nên dùng ở trong những đợt cấp để có thể đề phòng bệnh bị tái phát.
- Sử dụng đến thuốc sẽ đào thải axit uric qua thận: Probenecid (benemid); Sulfinpyrason (antiran).
- Để giảm đau trong các đợt bệnh tái phát bằng colchincin
- Xây dựng một chế độ ăn thực sự khoa học, để có thể vừa giảm được khả năng sẽ tổng hợp ra axit uric, vừa tăng khả năng đào thải được axit uric qua thận. Các bạn lưu ý nhé, chế độ ăn nó đóng một vai trò rất là quan trọng, trong việc bạn có thể điều trị được nhưng cơn gout cấp tính và mạn tính của mình hay không. Ngoài ra, thì nó cũng có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm đi những cơn đau cấp của bệnh gout mạn tính.
- Các bạn cũng có thể điều trị được bằng dược liệu như là từ: trái anh đào, cây móng quỷ, cỏ linh lăng, giấm táo, bồ công anh, các loại thảo dược khác. Nhưng các bạn phải tìm hiểu kỹ về cách sử dụng những dược liệu này, trước khi điều trị bệnh đấy nhé.
Kết luận
Như vậy là các bạn đã biết được bệnh gout là gì rồi đúng không? Với nguyên nhân của bệnh với cách xây dựng chế độ ăn, cách điều trị bệnh mà chúng tôi đưa ra, các bạn hãy tham khảo để có thể áp dụng thực tế vào việc điều trị bệnh cho bản thân nếu có mắc bệnh hay là người thân có mắc bệnh. Việc điều trị bệnh khá vất vả, khó khăn nên các bạn phải thực sự kiên trì đó nhé. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe, tránh cho việc bản thân mắc bệnh thì bạn nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý hơn.