Tin Tức Tổng Hợp

Cơ hội đang dần thu hẹp cho ngành công nghiệp dược phẩm?

Công nghiệp dược phẩm có thể nói là một trong những ngành có tiềm năng nhất hiện nay. Tuy nhiên, sự phát triển chậm chạp của ngành công nghiệp này lại chưa tương xứng với tiềm năng to lớn khi quy mô ngành này vẫn còn quá nhỏ bé và còn nhiều hạn chế.

Công nghiệp dược phẩm là ngành nhiều tiềm năng

Hiện nay, phát triển ngành công nghiệp dược phẩm  luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, trước hết là xuất phát từ mục tiêu quan trọng hàng đầu chính là bảo đảm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đồng thời đây cũng là một trong những ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển với hàm lượng khoa học – công nghệ cao, đang đóng góp tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về tiềm năng phát triển, có thể nói Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về các cây dược liệu với sự đa dạng về chủng loại cùng với truyền thống lịch sử ngành Y dược cổ truyền, nếu có sự hợp tác nghiên cứu và đầu tư đúng mức có thể sẽ mở ra triển vọng sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Kết quả hình ảnh cho Công nghiệp dược phẩm Việt Nam có nhiều tiềm năng

Công nghiệp dược phẩm Việt Nam có nhiều tiềm năng

Bên cạnh đó, với quy mô dân số hiện đứng thứ 13 thế giới, Việt Nam được đánh giá là thị trường có tiềm năng đối với ngành công nghiệp dược phẩm.

Hiện nay, ngành công nghiệp Dược Việt Nam đã có những bước tiến khá nhanh và đạt được kết quả quan trọng với gần 200 doanh nghiệp cùng nhiều dây chuyền sản xuất thuốc hiện đại đã được đầu tư, số lượng các cơ sở sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc GMP tăng nhanh.

Hơn thế nữa, Việt Nam đã sản xuất được một số loại thuốc đòi hỏi trình độ công nghệ cao, đặc biệt đã sản xuất được một số loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Đã có sản phẩm dược do các doanh nghiệp trong nước tự nghiên cứu, sản xuất đang bước đầu tạo dựng được uy tín, thương hiệu tại thị trường trong nước khá vững chắc và đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu ra một số quốc gia trên thế giới. Nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn Việt Nam để đầu tư với một số dự án quy mô lớn đóng góp tích cực vào phát triển của ngành dược thời gian qua. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam vẫn chưa đạt đến mức độ phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.

Quy mô còn nhỏ bé

Theo các tin tức tổng hợp của ngành Dược cho thấy quy mô ngành công nghiệp hóa dược hiện nay còn nhỏ bé, nghèo nàn về chủng loại sản phẩm với trên khoảng 90% sản phẩm phải nhập khẩu, tập trung chủ yếu trong khâu bào chế, gia công thuốc trên cơ sở nguyên liệu nhập. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là các loại thuốc gốc (generic) có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh kém.

Kết quả hình ảnh cho Công nghiệp dược phẩm Việt Nam có nhiều tiềm năng

Quy mô còn nhỏ bé chưa xứng với tiềm năng

Thầy Nguyễn Trường Giang, giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: “Về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật, nhân lực phục vụ sản xuất và các vấn đề môi trường của ngành dược phẩm ở nước ta hiện nay: Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công nghiệp sản xuất hóa dược nói chung và phục vụ các công tác nghiên cứu triển khai, ứng dụng trong sản xuất hóa dược còn tương đối lạc hậu và không đồng bộ. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ cùng đội ngũ cán bộ chuyên môn về hóa dược vừa yếu vừa thiếu, số đã được đào tạo thì dần bị mai một. Chính vì vậy, khiến cho tiềm năng ngành Dược chưa được phát huy một cách đúng mực”.

Do vậy, Nhà nước cần có những giải pháp nhằm xây dựng, phát huy và nâng cao hơn nữa để tận dụng tối đa tiềm lực và tiềm năng của đất nước nhằm phát triển ngành Dược phẩm lên một tầm cao mới.

5/5 - (1 bình chọn)