Máu bầm trong mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vậy hiện tượng máu bầm trong mắt có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Nội dung tóm tắt
Nguyên nhân gây máu bầm trong mắt
Máu bầm trong mắt hay còn được gọi là xuất huyết dưới kết mạc là tình trạng rỉ máu từ các mạch máu li ti bên dưới kết mạc (màng mỏng trong suốt) nằm ở trên cùng màng cứng (phần trắng của mắt). Máu bầm tụ dưới kết mạc khiến vùng bị ảnh hưởng của màng cứng có màu đỏ tươi, nó thường nhỏ hoặc bao phủ toàn bộ phần lòng trắng mắt.
Có nhiều nguyên nhân gây ra máu bầm trong mắt như:
- Chấn thương mắt: Khi mắt bị tác động một lực vật lý mạnh gây ra vỡ các mạch máu nhỏ trong mắt như bị đập trúng, dùng tay hay vật cứng dụi quá mạnh vào mắt,…
- Hắt hơi
- Ho
- Dùng thuốc aspirin hoặc thuốc làm loãng máu
- Các bệnh lý rối loạn đông máu
- Phẫu thuật mắt: phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng tia laser, phẫu thuật đục thủy tinh thể
- Bệnh tăng huyết áp
- Áp lực tĩnh mạch tăng: Khi thực hiện các tư thế lộn ngược
- Tai biến sau lặn biển sâu, đi kèm với quá trình tăng hay giảm áp đột ngột đường thở.
- Viêm kết mạc do Enterovirus 70 và Coxsackie A
- Nhiễm Leptospira (một loại xoắn khuẩn)
- Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt, trong đó có mắt (xảy ra trong quá trình nôn, ho, hắt hơi, xì mũi, gắng sức do mang vác, rặn đẻ…)
- Thiếu vitamin C, vitamin K
- Thiếu yếu tố đông máu XIII
Đọc thêm: Ăn uống gì để tan máu bầm hiệu quả?
Máu bầm trong mắt có nguy hiểm không?
Máu bầm trong mắt thường nhẹ, nó lành tính và tự khỏi, tự động biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Đây là trường hợp các bạn không phải lo lắng máu bầm trong mắt có nguy hiểm không.
Tuy nhiên sẽ có những trường hợp máu bầm trong mắt kèm việc đau nhức liên tục, thị lực yếu hay xuất huyết ở cơ quan khác như chảy máu chân răng, chảy máu mũi,… bị nôn, co giật hoặc có tiền sử tăng huyết áp, bệnh gây xuất huyết thì đây là điều đáng lo ngại. Trong tình huống này, các bạn nên đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để xác nhận đúng nguyên nhân, phòng ngừa nhiễm trùng mắt, viêm giác mạc, hay nguy cơ chấn thương ảnh hưởng đến vùng não hoặc xương sọ.
Xem thêm: Tìm hiểu 2 nhóm máu nào không nên lấy nhau?
Cách xử lý làm tan máu bầm trong mắt
Như đã nói bên trên, hầu hết màu bầm trong mắt đều lành tính và không cần điều trị. Song các bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để giúp tình trặng mắt trở nên tốt hơn và không quá nghiêm trọng lên.
- Nghỉ ngơi: Để mắt có thời gian phục hồi, hạn chế dùng điện thoại máy tính khi không thực sự cần thiết.
- Có thể nhỏ dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo: Điều này giúp cấp ẩm, giảm các kích ứng mắt khó chịu, và tạo điều kiện thuận lợi để mắt nhanh phục hồi.
- Chườm lạnh: Đây là cách làm tan máu bầm trong mắt nhanh được nhiều nhiều người áp dụng.
- Không chườm nóng: Khi chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra máu bầm ở mắt các bạn không nên chườm nóng.
- Không dụi mắt: Tuyệt đối không dụi mắt để tránh khiến nhiều mạch máu bị vỡ, vế xuất huyết lan rộng.
Sau khi tan máu bầm trong mắt, các bạn vẫn cần tiếp tục nhỏ dưỡng mắt cùng nước mắt nhân tạo nhằm mục đích giúp mắt được phục hồi hoàn toàn.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu hơn về Máu bầm trong mắt có nguy hiểm không cùng những vấn đề liên quan khác. Nhìn chung các bạn nên chú ý việc chăm sóc mắt hàng ngày, bởi đây cũng là dấu hiệu cho thấy mắt đã gặp tổn thương.