Cẩm Nang Sức Khỏe

Người mắc bệnh tiểu cầu thấp nên ăn gì?

Tiểu cầu là các tế bào máu có chức năng cực kì quan trọng giúp cầm máu bằng cách làm máu đông lại và vón cục khi bị thương. Giảm tiểu cầu tức là số lượng tiểu cầu trong máu thấp. Ăn một số loại thực phẩm là một biện pháp tốt giúp tăng số lượng tiểu cầu của một người một cách tự nhiên. Vậy bị tiểu cầu thấp nên ăn gì ? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nội dung tóm tắt

A – Tiểu cầu thấp nên ăn gì?

Một số vitamin và khoáng chất tự nhiên khuyến khích được sử dụng nhằm tăng số lượng tiểu cầu trong máu, bao gồm :

1. Thực phẩm giàu folate

Folate là một vitamin B thiết yếu giúp cho các tế bào máu khỏe mạnh. Axít folic là dạng tổng hợp của Folate. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) , người lớn cần ít nhất 400 microgram (mcg) folate mỗi ngày, và phụ nữ mang thai cần 600 mcg.

Thực phẩm có chứa folate hoặc axit folic bao gồm:

– Rau xanh, như rau bina và cải Brussels.

– Gan bò

– Đậu đen

– Ngũ cốc ăn sáng

– Cơm

– Men

Lưu ý: Mọi người nên cẩn thận không tiêu thụ quá nhiều axit folic từ thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm tăng cường vì mức độ cao có thể ảnh hưởng đến chức năng của vitamin B-12. Thế nhưng, ăn nhiều thực phẩm giàu Folate lại không gây ra vấn đề gì.

tiểu cầu thấp nên ăn gì

Người mắc bệnh tiểu cầu thấp nên ăn gì?

2. Thực phẩm giàu vitamin B-12

Vitamin B-12 là cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ. Mức độ B-12 thấp trong cơ thể cũng có thể góp phần gây ra số lượng tiểu cầu thấp. Theo NIH , những người từ 14 tuổi trở lên cần 2,4 mcg vitamin B-12 mỗi ngày. Phụ nữ có thai và đang cho con bú sữa mẹ cần tới 2,8 mcg.

Vitamin B-12 có mặt trong các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:

– Gan bò và thịt bò

– Trứng

– Các loại cá bao gồm : trai, cá hồi, cá hồi và cá ngừ

Các sản phẩm từ sữa cũng chứa vitamin B-12, nhưng một số nghiên cứu cho thấy sữa bò có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tiểu cầu.

Đối với những người ăn chay và thuần chay có thể lấy vitamin B-12 từ:

– Ngũ cốc

– Các sản phẩm thay thế sữa bò chẳng hạn như : sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành.

3. Thực phẩm giàu vitamin C

Một loại vitamin quen thuộc giúp bạn giải đáp câu hỏi “bệnh tiểu cầu thấp nên ăn gì?”. Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Vitamin C cũng giúp các tiểu cầu hoạt động chính xác và tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Đây là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho việc gia tăng lượng tiểu cầu.

Nhiều loại trái cây và rau quả chứa vitamin C, bao gồm:

– Bông cải xanh

– Bắp cải Brucxen

– Trái cây : cam , quýt, bưởi, trái kiwi, dâu tây,…

– Ớt chuông đỏ và xanh.

4. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là chất có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi của xương, cơ, dây thần kinh và hệ miễn dịch. Theo Hiệp hội hỗ trợ rối loạn tiểu cầu (PDSA) , vitamin D cũng đóng một vai trò thiết yếu trong việc sản xuất tiểu cầu và các tế bào máu khác ở tủy xương.

Cơ thể có thể sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng không phải ai cũng hấp thu đủ lượng ánh sáng mặt trời mỗi ngày, đặc biệt với những ai sinh sống ở vùng khí hậu lạnh hoặc vùng đất phía Bắc. Theo nghiên cứu, người lớn từ 19 đến 70 tuổi cần 15 mcg vitamin D mỗi ngày.

Và nguồn thực phẩm chứa vitamin D giúp bạn bổ sung bao gồm: Lòng đỏ trứng, cá béo, như cá hồi, cá ngừ và cá thu, dầu gan cá, sữa chua,…

Với những người ăn chay và ăn thuần chay có thể lấy vitamin D từ: Ngũ cốc ăn sáng, nước cam.

tiểu cầu thấp nên ăn gì - vitamin K

Vitamin K – một loại thực phẩm giúp gia tăng tiểu cầu trong máu

5. Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K thực sự cần thiết cho sự đông máu và sức khỏe của xương. Theo một cuộc khảo sát không chính thức của PDSA, 26,98% những người dùng vitamin K có sự cải thiện về số lượng tiểu cầu và các triệu chứng chảy máu một cách rõ rệt. Lượng vitamin K đầy đủ cho người lớn, từ 19 tuổi trở lên là 120 mcg đối với nam và 90 mcg đối với nữ.

Những loại thực phẩm giàu vitamin K bao gồm: Natto, một món đậu nành lên men, rau xanh, chẳng hạn như collards, củ cải xanh, rau bina và cải xoăn, bông cải xanh, đậu nành và dầu đậu nành, bí ngô,…

6. Thực phẩm giàu sắt

Sắt là chất thiết yếu gia tăng chất lượng, “sức khỏe” của các tế bào máu và tiểu cầu. Nghiên cứu thực hiện ở trẻ mới biết đi và thanh thiếu niên bị thiếu máu cho thấy, sắt có thể làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người mắc bệnh này.

Theo NIH, nam giới trên 18 tuổi và nữ trên 50 yêu cầu 8 mg (mg) sắt mỗi ngày, trong khi phụ nữ tuổi từ 19 đến 50 cần 18 mg. Phụ nữ cần 27 mg mỗi ngày trong khi mang thai. Các thực phẩm giàu chất sắt như: Hàu, gan bò, ngũ cốc ăn sáng tăng cường, đậu trắng và đậu tây, sô cô la đen, đậu lăng, đậu hũ,…

Lưu ý : Ăn các nguồn thực phẩm chứa sắt, chẳng hạn như đậu, đậu lăng và đậu phụ, với một nguồn vitamin C để tăng tỷ lệ hấp thụ. Tránh ăn các thực phẩm giàu canxi và bổ sung canxi cùng lúc với các nguồn chất sắt.

Tiểu cầu giảm nên ăn gì? Nên tránh ăn gì?

Tiểu cầu giảm nên ăn gì? Nên tránh ăn gì?

B – Tiểu cầu thấp và các thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm giảm số lượng tiểu cầu bao gồm:

– Rượu

– Aspartame, chất tạo ngọt nhân tạo

– Nước ép việt quất

– Quinine

– Chanh đắng

Tiểu cầu giảm tuy chỉ là một căn bệnh đơn giản nhưng sẽ cực kì nguy hiểm nếu như người bệnh không khắc phục kịp thời. U3pharma chúng tôi hi vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề “tiểu cầu giảm nên ăn gì?” để cải thiện tình trạng sức khỏe.

3.7/5 - (4 bình chọn)