Ung thư máu đang là bệnh có xu hướng tăng lên tại Việt Nam trong những năm gần đây. Vậy thực chất ung thư máu là gì? Triệu chứng điển hình của bệnh thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi đi tìm lời giải ngay nhé!
Nội dung tóm tắt
Bệnh ung thư máu là gì?
Ung thư máu là một loại bệnh lý xảy ra khi các tế bào máu ung thứ hóa trong quá trình tạo các tế bào, các tế bào ung thư nếu không được điều trị kịp thời sẽ ứ đọng lại tủy xương, gây cản trở quá trình tạo các tế bào máu bình thường khác, khiến chúng không thể hoạt động đúng với chức năng vốn có.
Ung thư máu hiện có 3 loại chính gồm:
– Bệnh bạch cầu (Leukemia): Đây là trường hợp xảy ra khi cơ thể sản sinh các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành, chúng hoạt động kém gây mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, do số lượng nhân lên lớn nên chúng ngăn chặn quá trình sản xuất các tế bào máu cần thiết khác từ tủy xương.
– U lympho (Lymphoma): Hệ bạch huyết quan trọng với hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy nhiên U lympho làm các tế bào lympho gia tăng bất thường, ảnh hưởng đến chức năng tủy xương, lách và hệ bạch huyết.
– Myeloma (Bệnh u tủy hoặc bệnh u tân sinh tương bào): Đây là bệnh lý gây ra ảnh hưởng tới các tế bào plasma, một loại bạch cầu tạo kháng thể chống nhiễm trùng. Những tế bào plasma ung thư lấn át các tế bào khỏe mạnh khiến khả năng miễn dịch suy yếu, khả năng tạo tế bào máu của tủy xương giảm.
Đọc thêm: Thiếu máu ăn gì để bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe?
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu
Hiện nay nguyên nhân gây bệnh ung thư máu vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia có một số yếu tố nguy cơ sau có thể liên quan đến bệnh ung thư máu:
- Độ tuổi: Ung thư máu xuất hiện ở mọi lứa tuổi, song về tỷ lệ mắc bệnh thường là sau tuổi 40 đến 60. Điều này có thể do những độc tố bị tích lũy trong cơ thể, sai sót trong gen theo thời gian.
- Chủng tộc: Đây cũng là yếu tố liên quan đến gen cùng khả năng đột biến gen, và thường người da trắng, người da đen có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cao.
- Tiền sử gia đình: Bệnh ung thư máu sẽ có di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau do đột biến trong DNA.
- Tiếp xúc với bức xạ hoặc hóa chất: Đây là tác nhân có khả năng gây tổn thương cùng đột biến gen mạnh.
- Khói thuốc: Thành phần trong khói thuốc lá rất độc hại, bởi nó có hơn 40 tạp chất có thể gây ưng thư mạnh.
- Một số bệnh lý: Có nhiều bệnh mạn tính như viêm gan, xơ gan hay tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư máu.
Xem thêm: Sảy thai ăn gì cho ra hết máu?
Triệu chứng điển hình của ung thư máu
Bệnh ung thư máu thường diễn tiến âm thầm. Tuy nhiên nó cũng vẫn có các triệu chứng điển hình như sau:
- Mệt mỏi: Cảm giác uể oải, mệt mỏi kéo dài khiến bạn sinh hoạt và làm việc không thể như bình thường.
- Sốt dai dẳng: Đây là cảnh báo sự bất thường về hệ miễn dịch, nó có thể là do các tế bào bạch cầu trong cơ thể có bất thường.
- Đổ mồ hôi về đêm: Mồ hôi đổ nhiều, đột ngột vào đêm khiến bạn thức giấc không ngủ yên.
- Chảy máu hoặc xuất hiện các vết bầm tím bất thường: Chảy máu nếu không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện các vết bầm tím dù không va đập cũng không thấy nó biến mất sau 1 – 2 tuần.
- Sụt cân bất thường: Các tế bào ung thư thường sử dụng dưỡng chất của cơ thể để thực hiện quá trình nhân lên khiến bệnh người ung thư máu sụt cân rất nhanh.
- Thường xuyên bị các bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng
- Sưng hạch bạch huyết, gan hoặc lách to
- Đau xương: Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị bệnh bạch cầu hoặc Myeloma. Các cơn đau sẽ từ mức độ nhẹ đến nặng, thường sẽ xuất hiện ở lưng, đùi hay cánh tay.
Phương pháp điều trị đối với ung thư máu
Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư máu sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn, từng mức độ tiến triển của bệnh, cùng tình trạng sức khỏe, mục tiêu điều trị của bệnh nhân. Hiện y học đã có những tiến bộ, tỷ lệ sống sót của người bệnh có những cải thiện. Về cơ bản, có những phương pháp điều trị ung thư máu như sau:
- Hóa trị: Đây là một trong những phương pháp được dùng nhiều, là việc sử dụng thuốc uống hoặc tiêm hay truyền vào dịch nào tủy để diệt tế bào ưng thư máu.
- Xạ trị: Việc dùng tia X hoặc các chùm tia năng lượng cao pháp hỏng cấu trúc các tế bào ưng thư máu. Xạ trị có thể dùng như phương pháp trị liệu duy nhất hoặc kết hợp với hóa trị. Nhược điểm của xạ trị là khiến ảnh hưởng các mô khỏe mạnh, làm người bệnh mệt mỏi cũng như đau đớn.
- Ghép tế bào gốc: Đây là phương pháp áp dụng sau việc hóa trị, xạ trị. Tế bào gốc sẽ được thu thập và cấy vào người bệnh thông qua tĩnh mạch lớn. Phương pháp này đem đến tỷ lệ 50% giúp bệnh nhân kéo dài sự sống.
- Liệu pháp CAR-T cell: Phương pháp này được sử dụng điều trị các bệnh như đa u tủy, bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính tế bào B nếu những phương pháp khác không hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt và ăn uống cho người mắc ung thư máu
Khi điều trị bệnh, người mắc ung thư máu nên nghe theo những khuyến cáo của bác sĩ như:
- Nên chú ý ăn uống đủ chất, đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tránh việc nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
- Lựa chọn những thực ăn mềm, dễ tiêu hóa.
- Không ăn đồ chế biến sẵn hay những đồ chưa chín kỹ như đồ tái, gỏi, nộm,…
- Tránh các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, đồ uống có ga, thuốc lá,…
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để không bị các biến chứng như nhiễm trùng hay sốt.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giải đáp Bệnh ung thư máu là gì cùng những vấn đề liên quan khác. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng này. Chúc các bạn sức khỏe!