Danh sách 5 bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Bệnh viện Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Dưới đây là thông tin cơ bản của 5 bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia.
Nội dung tóm tắt
1. Bệnh Viện Bạch Mai – 5 bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam
Địa chỉ: 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội,
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu đặc biệt. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.400 giường bệnh, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học.
Tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã làm việc với Bệnh viện Bạch Mai về kế hoạch phát triển bệnh viện thành trung tâm y tế chuyên sâu với tất cả các chuyên ngành về nội khoa. Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức – cấp cứu – chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học – kĩ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế
Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%).
Xem thêm: Danh sách 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự
2. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – 5 bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia
Địa chỉ: Số 1 phố Trần Hưng Đạo – phường Bạch Đằng – quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội.
Trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là bệnh viện tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía bắc, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng – Nhà nước, và các đối tượng khác.
Với quy mô trên 500 giường bệnh, Bệnh viện Quân đội 108 chuyên:
- Khám, cấp cứu thu dung điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: quân nhân tại chức, cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng – Nhà nước, bảo hiểm y tế quân, bảo hiểm y tế khác và các đối tượng dịch vụ.
- Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng.
- Đào tạo sau đại học: Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành: Truyền nhiễm, Chấn thương chỉnh hình, Răng Hàm Mặt – Tạo hình, Gây mê – Hồi sức, Tim mạch, Tiêu hóa, Thần kinh, Nội hô hấp, Ngoại Lồng ngực, Da liễu Dị ứng, Chẩn đoán Hình ảnh.
- Tham gia bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và làm nhiệm vụ Quốc tế với Lào, Campuchia.
Click ngay: Dược sĩ đại học mở nhà thuốc ở đâu
3. Bệnh viện Việt Đức – 5 bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam
Địa chỉ: Số 40 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Từ tiền thân là nhà thương bảo hộ năm 1906, hiện nay Bệnh viện Việt Đức có hơn 1.200 giường bệnh với 52 phòng mổ trang thiết bị hiện đại, 1 viện và 8 trung tâm, 26 khoa lâm sàng, 10 khoa cận lâm sàng và 10 phòng chức năng với gần 1.700 cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Trong đó, có gần 70 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ; 152 thạc sĩ, bác sĩ nội trú; đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa – đa khoa và hơn 400 cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng.
Bệnh viện Việt Đức luôn là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu khoa học và triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật … Trong 10 năm trở lại dây, số ca phẫu thuật lớn mỗi năm tại Việt Đức đã tăng từ 20.000 ca lên 42.000 ca. Trong đó các lĩnh vực phẫu thuật như chấn thương, cột sống, tiêu hóa, gan mật, sọ não, ghép tạng… đã ngang tầm khu vực và thế giới. Riêng ghép tạng có 450 ca gồm ghép thận, gan, tim – số lượng lớn nhất nước.
4. Bệnh viện Trung ương Huế – 5 bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia
Địa chỉ: 16 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương, thành lập năm 1894. Là một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, hạng đặc biệt, 3 cơ sở (CS1, CS2 và BV Quốc tế Trung ương Huế), có quy mô 2983 giường bệnh nội trú và 100 giường lưu, bệnh nhân thường xuyên khoảng 3800-4000.
Bệnh viện thực hiện chức năng khám chữa bệnh cao nhất của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là nơi đào tạo thực hành cho các cán bộ đại học, sau đại học, điều dưỡng…
Hiện nay, bệnh viện hiện có trên 3000 cán bộ viên chức, trong đó cán bộ đại học và sau đại học là gần 1000, bao gồm 5 Thầy thuốc nhân dân, 50 Thầy thuốc ưu tú, trên 40 Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và trên 500 Bác sĩ, Dược sĩ, CKI, CKII và Thạc sĩ, CN Điều dưỡng. Ngoài ra còn có 152 cán bộ của Trường Đại học Y Dược Huế làm việc tại Bệnh viện.
Năm 2009 Bệnh viện Trung ương Huế được nhà nước phong tặng danh hiệu Bệnh viện hạng đặc biệt.
5. Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh – 5 bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện đa khoa trung ương cấp quốc gia, phục vụ toàn miền Nam, nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là 1 trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất tại Việt Nam.
Hiện nay viện có quy mô hơn 1.800 giường với hơn 3.322 kỹ thuật đã được Bộ Y tế phê duyệt đang được áp dụng tại bệnh viện. Số người bệnh nội trú trung bình/ngày là 2.544 người, người bệnh ngoại trú khám bệnh trung bình 3.500 người/ngày
Bệnh viện luôn giữ vững sự ổn định và phát triển, quản lý và vận hành tốt bệnh viện đồng bộ và hiện đại, với kỹ thuật và công nghệ luôn được đổi mới và áp dụng, đội ngũ thầy thuốc và nhân viên có đủ trình độ và đạo đức nghề nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng bệnh viện, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân khu vực phía Nam, cả nước và người nước ngoài.
Trên đây là danh sách 5 bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.