Các chế phẩm từ máu hiện nay được sử dụng đều được lấy từ người hiến, và chỉ định truyền máu luôn được cân nhắc lợi ích và nguy cơ để sử dụng máu được an toàn, hiệu quả. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu 350ml máu bằng bao nhiêu gam khi hiến, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Nội dung tóm tắt
350ml máu bằng bao nhiêu gam khi hiến
Để tính 350ml máu bằng bao nhiêu gam máu khi hiến, trước tiên các bạn cần nắm rõ mật độ của máu.
Trung bình, mật độ máu xấp xỉ là 1.06g/ml.
Thực hiện tính: Nhân dung tích máu (350ml) với mật độ máu (1.06g/ml): 350ml x 1.06g/ml = 371g
Vậy, 350ml máu tương đương khoảng 371 gram máu khi hiến.
Đọc thêm: Chỉ số bishop là gì? Ý nghĩa của chỉ số này trong sản khoa
Nên hiến bao nhiêu ml máu một lần?
Hiến máu là nghĩa cử vô cùng cao đẹp, góp phần làm tăng cường lượng máu dự phòng trong ngân hàng máu nhằm mục đích phục vụ nhu cầu chữa bệnh của bệnh nhân.
Mỗi người nam trung bình có khoảng 77ml máu/kg cân năng và với nữ là 66ml máu/kg cân nặng. Như vậy có thể thấy rõ, người trưởng thành thường có từ 3.5l đến 5l máu, chiếm khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể.
Máu gồm có 2 thành phần chính: Huyết tương và các tế bào máu.
Trong đó: Huyết tương chiếm khoảng 55% thế tích máu, các tế bào máu chính 45% còn lại.
Hiến máu thường chia các loại như sau:
- Hiến máu toàn phần và hiến huyết tương
- Hiến tiểu cầu
- Hiến tế bào hồng cầu
Trong đó: Hiến máu toàn cầu được xem là loại hiến máu phổ biến.
– Hiến máu toàn phần là máu được lấy từ tĩnh mạch và có chứa đầy đủ huyết tương cùng các thành phần khác trong máu.
– Hiến máu thành phần là hiến một số tế bào có trong máu, hoặc huyết tương được lấy trực tiếp bằng gạn tách và được xử lý bằng chất chống đông. Người hiến sẽ có thể hiến hồng cầu, hiến huyết tiểu cầu.
Đối với người khỏe mạnh, có thể hiến máu toàn phần khoảng 250ml, 350ml hoặc 450ml, điều này sẽ tùy vào trọng lượng của cơ thể. Mỗi năm, nữ giới có thể hiến khoảng 3 lần, nam giới có thể hiến 4 lần.
Để hiến tặng hồng cầu, thành phần quan trọng của máu thường được dùng cho các cuộc phẫu thuật, người hiến máu không được thực hiện nhiều hơn 3 lần/ năm. Với nam giới dưới 18 tuổi chỉ có thể hiến hồng cầu 2 lần/năm.
Để hiến tiểu cầu, thành phần quan trọng của quá trình hình thành cục máu đông và giúp ích cho quá trình cầm máu được diễn ra bình thường, người hiến có thể hiến 7 ngày/ lần, tuy nhiên không được quá 24 lần/ năm.
Đối với việc hiến huyết tương, người hiến chỉ có thể được thực hiện 28 ngày/lần và tối đa 13 lần/năm.
Các chuyên gia nghiên cứu để kích thích quá trình tái tạo máu tốt cho cơ thể và đảm bảo không gây hại đến sức khỏe thì người hiến máu nên hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể.
Cũng theo nghiên cứu huyết tương sẽ được bổ sung trở lại trong vòng 24 giờ, các tế bào hồng cầu trở lại mức bình thường thường cần thời gian 4 – 6 tuần. Do vậy đây cũng là thời gian thường phải chờ đợi cho các lần hiến máu tiếp theo.
Xem thêm: MCH là gì? Ý nghĩa của chỉ số này trong xét nghiệm máu?
Tiêu chuẩn hiến máu thế nào?
– Người hiến máu phải được đảm bảo về sức khỏe và không mắc các bệnh qua đường truyền máu khác như viêm gan B, HIV/AIDS, các bệnh tim mạch, hô hấp, huyết áp, hay các bệnh truyền nhiễm,…
– Độ tuổi: 18 – 60 tuổi với nam và 18 – 55 tuổi với nữ.
– Cân nặng: Người hiến ≥ 42 kg với nữ và ≥ 45kg với nam. Lượng máu hiến của người khỏe mạnh mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng.
– Người hiến có cân nặng từ 45 – 50kg có thể hiến 350ml máu toàn phần, người từ 50kg trở lên có thể hiến 450ml máu toàn phần.
– Huyết áp và nhịp tim đảm bảo hoạt động ổn định, bình thường.
– Đã hiến máu lần gần nhất trước đó 12 tuần hoặc hiến thành phần máu lần gần nhất trước đó 3 tuần.
– Phụ nữ không có thai hoặc không nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi.
Người hiến cần mang theo một trong các loại giấy tờ tùy thân: thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe,… Đây là quy định thủ tục để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu.
Một số lưu ý trước và sau khi hiến máu
Trước khi hiến máu
– Đêm trước khi hiến máu không nên thức quá khuya.
– Ăn nhẹ, không nên ăn các đồ ăn có nhiều mỡ, nhiều đạm.
– Không uống rượu, bia trước khi hiến máu.
– Chuẩn bị tâm lý ổn định, thực sự thoải mái.
– Uống nhiều nước.
Sau khi hiến máu
– Duỗi thẳng, hơi nâng cao cánh tay khoảng 15 phút.
– Hạn chế gập tau trong khi nghỉ ngơi sau hiến máu.
– Nghỉ tại điểm hiến máu tối thiểu khoảng 15 phút.
– Uống nhiều nước, chỉ rời điểm hiến máu khi cảm thấy thực sự thoải mái.
– Nếu xuất hiện chảy máu từ vết băng cầm máu:
- Nâng cánh tay lên và ấn nhẹ vào vết bông.
- Ngồi xuống ghế và thông báo để được hỗ trợ từ nhân viên y tế.
– Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.
– Trong 3 ngày sau hiến máu:
- Tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như: thi đấu thể thao, đá bóng, tập thể hình, leo trèo cao…
- Không thức quá khuya, không uống rượu bia.
- Tránh nâng vật nặng bằng tay vừa hiến máu.
Lưu ý chăm sóc vị trí chọc kim
– Băng cầm máu người hiến cần giữ ít nhất trong 4 – 6 giờ (không tháo ra).
– Trong 1 số trường hợp ít gặp, nếu sau khi tháo băng, vẫn thấy máu tươi chảy ra, hãy ấn nhẹ tay vào vị trí bông băng. Đồng thời nâng cao cánh tay 3 – 5 phút, sau đó băng lại. Giữ băng tại tay thêm 6 giờ.
– Nếu sau hiến máu, thấy xuất hiện vết bầm tím tại vị trí lấy máu, trong ngày đầu, có thể dùng đá lạnh chườm lên vị trí bị bầm tím. Sau 1 ngày, chuyển sang chườm ấm (nên chườm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút). Vết bầm tím sẽ tự tan và biến mất sau 1 tuần.
Trên đây là chia sẻ giải đáp 350ml máu bằng bao nhiêu gam khi hiến cùng những thông tin liên quan khác. Mong rằng bài viết đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.